Sau Đây Là Kinh Nghiệm Những Điều Cần Biết Khi Mua Đất

Đất đai là tài một trong những tài sản có giá trị nhất. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay còn nhiều rủi ro.

Vậy mua đất cần chú ý điều gì? với kinh nghiệm khi mua đất dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro cũng như tránh mất tiền oan.

Những Điều Cần Biết Khi Mua Đất Dự Án

Tìm hiểu tư cách pháp lý của đơn vị chào bán

Xem xét năng lực của chủ đầu tư, tìm hiểu dự án liệu đã hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đã cấm mốc ranh giới, đánh dấu đo đạc, thiết kế được Sở Xây dựng phê duyệt hay chưa

Tìm hiểu hồ sơ giấy tờ rõ ràng

Chú ý giấy tờ khi giao dịch, nên thực hiện dựa trên hướng dẫn của nhân viên kinh doanh sàn phân phối, cá nhân môi giới.

Tuy nhiên, bạn cần đề nghị xem giấy ủy quyền môi giới về việc ký kết hợp đồng để đảm bảo tính pháp lý.

Tìm hiểu quy hoạch và hạ tầng của thửa đất phân lô bán nền

Kiểm tra tính pháp lý của đất nền, bằng cách xem dự án đã được phê duyệt qui hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 và có quyết định giao đất của các cấp có thẩm quyền chưa?

Thay đổi quy hoạch là tình trạng không hiếm, nên lúc giao dịch, khách hàng cần thương lượng rõ ràng vấn đề này với bên bán, và phải đưa vào văn bản chính thức.

Tìm hiểu nội dung hợp đồng trước khi đặt cọc

Có câu nói dân gian “Bút xa gà chết” nên trước khi bạn quyết định ký vào một bản hợp đồng thì nên xem kĩ nội dung có bất lợi cho mình hay không? Có điều gì chưa rõ cần yêu cầu làm rõ vì khi đã ký, tức bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước giao dịch của mình

Khi làm hợp đồng, cần chú ý ghi rõ và đầy đủ những thông tin quan trọng như giá, cách thanh toán, thời hạn thanh toán, thời hạn bàn giao, các mức phạt đền bù thiệt hại trong trường hợp người mua nộp trễ phí, chủ đầu tư vi phạm tiến độ, thay đổi quy hoạch.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Mua Đất Thổ Cư

Tìm hiểu thông tin về mảnh đất

Những thông tin chung về mảnh đất như vị trí, quy hoạch khu vực, hạ tầng giao thông, tiện ích xung quanh… là những điều bạn cần phải nắm rõ trước khi đưa ra quyết định mua vì nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của bạn và gia đình.

Vị trí mảnh đất bạn mua phải đảm bảo được các nhu cầu cơ bản của bạn như thuận tiện đến cơ quan làm việc, có hệ thống trường học, chợ cho việc sinh hoạt. Và trên hết là khu vực đó có đảm bảo được an ninh, giao thông thuận tiện cho việc đi lại.

Bạn có thể kiểm tra từ hồ sơ địa chính của Sở Tài nguyên Môi trường về pháp lý để đảm bảo mảnh đất không nằm trong diện bị giải tỏa hay quy hoạch dự án của khu vực.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem khu vực đó có yêu cầu gì về việc xây dựng nhà ở hay không. Một số dự án thậm chí còn quy định các ngôi nhà trong khu vực phải có bộ mặt bên ngoài giống hệt nhau.

Một số chỉ yêu cầu các căn nhà phải được thiết kế có chiều cao từng tầng, chiều cao ô-văng, cửa đi, cửa sổ theo quy định quản lý để đảm bảo thể thống nhất và hài hoà chung của khu vực.

Bạn nên hỏi kỹ về tình trạng được cấp phép xây dựng của thửa đất để tránh trường hợp khi mua được đất rồi không có khả năng xây nhà.

Khi làm hợp đồng với chủ mảnh đất, bạn cần thật sự cẩn thận và tốt nhất nên có người am hiểu luật pháp cố vấn để đảm bảo tính pháp lý của mảnh đất thổ cư của bạn.

Đất phải có sổ đỏ riêng

Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, bởi nó quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất. Tốt nhất bạn nên mua đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ đỏ, hợp pháp của chính mảnh đất mình cần mua nhằm tránh tranh chấp và dễ dàng hơn trong việc đền bù nếu có thu hồi.

Ngoài ra bạn cũng cần xem xét kỹ diện tích của mảnh đất trong sổ đỏ gốc để tránh nhầm lẫn việc mảnh đất đang nằm trong một thửa lớn hơn hoặc có quy hoạch lộ giới mà không biết.

Việc nằm trong một “sổ chung” tức là mảnh đất bạn mua chưa có sổ đỏ riêng. Hơn nữa, vì mua đất chưa có sổ, bạn sẽ không biết bao giờ mới nhận được sổ, trong khi các quy định về tách sổ của thành phố tương đối phức tạp, đất phải có diện tích phù hợp, phải có sẵn hạ tầng... Nếu quyết định vội vàng, bạn sẽ có nguy cơ "tiền mất tật mang".

Cũng có trường hợp đất có dính quy hoạch lộ giới nhưng khi xem sổ đỏ bạn không để ý. Thực chất mảnh đất bạn mua có diện tích nhỏ hơn. Khi xây nhà, bạn không được xây hết phần đất hoặc phải làm cam kết nếu sau này mở rộng lộ giới thì chịu mọi chi phí tháo dỡ nhà.

Cẩn thận hợp đồng

Khi mua đất, cần thận trọng trong những vấn đề liên quan tới hợp đồng mua đất. Hợp đồng phải có chữ ký xác nhận của cả chồng và vợ (bên bán), bố mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình nhằm tránh tranh chấp về tài sản sau đó.

Đối với trường hợp đất là tài sản thừa kế, trước khi làm hợp đồng đặt cọc, các thành viên được thừa kế phải cùng ký vào biên bản đồng ý bán đất. Có như vậy bạn mới chắc chắn và không sợ tranh chấp giằng co.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Mua Bán Đất

Thông tin về quy hoạch

Thông tin quan trọng, cần phải đối với thửa đất trước khi mua người mua cần chú ý đó là các vấn đề về pháp lý. Bạn nên tìm hiểu ngôi nhà, thửa đất định mua có đang nằm trong quy hoạch hay dự án nào hay không.

Nếu chỉ nhìn hồ sơ, giấy tờ sổ đỏ, thậm chí khi đã tra cứu ở văn phòng công chứng thì bạn cũng không thể nắm hết thông tin nhà đất bạn đang định mua.

Người bán nhà hoặc người môi giới có thể không cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực, thậm chí có những trường hợp bản thân người bán cũng không biết được nhà, đất của mình nằm trong quy hoạch .

Chính vì thế, người mua cũng nên kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã, huyện hoặc Sở Tài Nguyên và Môi trường xem khu vực đó có dự án nào không bằng cách photo sổ đỏ thửa đất đó.

Thực tế, hiện có nhiều diện tích nhà đất bị cơi nới, thay đổi hiện trạng, song diện tích đó lại nằm trong diện tích của các công trình như hệ thống nước thải, ngõ đi chung… Nếu không xem xét kỹ trước khi mua người mua sẽ chịu nhiều rắc rối.

Thông tin về tranh chấp

Hiện nay, khi mua bán nhà đất, bạn phải tìm hiểu thật kỹ về những tranh chấp đang tồn tại đối với thửa đất hay ngôi nhà mà mịnh đang định mua, bán.

Bởi lẽ, về nguyên tắc khi đang có tranh chấp thì không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay nhà ở được. Đối với những vụ tranh chấp lớn, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin bằng nhiều cách khác nhau như

  • thăm hỏi địa phương
  • tìm kiếm thông tin trên internet
  • truyền hình

Hoặc thậm chí thấy những thông tin tranh chấp đó trên cơ sở dữ liệu của Văn phòng công chứng.

Tuy nhiên, đối với những tranh chấp ngầm, khó nhận biết như tranh chấp lối đi, hàng rào,… thì bạn phải tìm hiểu rõ ràng, tránh trường hợp sau khi sang tên bắt đầu tranh chấp với bên còn lại.

Tìm hiểu thông tin của người bán người mua

Việc tìm hiểu thông tin của người bán, người mua trước khi mua bán nhà đất sẽ củng cố niềm tin và tránh được rủi ro nhất định cho chính bản thân các bên trong giao dịch.

Nếu người bán là chủ sở hữu, khi bạn tiếp xúc và trao đổi sẽ cảm nhận được độ đáng tin cậy và trung thực của họ. Nếu đánh giá đúng về tính cách và bản chất của người bán, điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc trả giá nhiều hơn là đánh giá tính pháp lý.

Bên cạnh đó, nếu người bán hoặc người mua là một môi giới, là người trung gian giao dịch sản phẩm với bạn, nên cố gắng tìm hiểu tránh những bên môi giới ăn chi phí rất cao.

Lưu ý khi đặt cọc mua bán nhà và đất

Xét chung quy, bên nào soạn thảo hợp đồng đặt cọc là bên có lợi. Hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng nhất vì nó là văn bản được ký đầu tiên giữa hai bên giao dịch.

Nên nhờ một chuyên gia có kinh nghiệm hoặc một luật sư chuyên về nhà đất giúp khâu này, để đảm bảo quyền lợi của mình. Mặt khác, không ít trường hợp người đi mua nhà, đất chỉ xem bản sao của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà mà đã quyết định đặt cọc. Đây là điều tiềm ẩn nhiều số rủi ro, bởi lẽ có thể xảy ra các trường hợp sau:

  • Thứ nhất, giấy chứng nhận đã được cầm cố tại tổ chức tín dụng.
  • Thứ hai, là tài sản đã được bán cho một người khác.

Do vậy, khi tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc bạn phải thực sự lưu ý vấn đề trên để tránh được những rủi ro phát sinh.

Nói không với mua bán viết tay

Có nhiều trường hợp trên thực tế vì tin tưởng lẫn nhau nên khi mua bán nhà đất thì họ chỉ xác nhận qua văn bản viết tay thông thường mà không ra văn phòng công chứng.

Cho nên khi mua, nhận chuyển nhượng đất đai, bắt buộc phải giao dịch thông qua, có xác nhận ký tên, đóng dấu, các Công chứng viên thuộc các Văn phòng công chứng là điều mà các bên cần lưu ý.

Sau khi ký xong thì về lý thuyết, giao dịch đã hoàn thành và có hiệu lực. Tuy nhiên trên thực tế, lúc này đa số bên mua vẫn chưa giao tiền, bên bán vẫn chưa giao giấy tờ sổ đỏ gốc.

Chính vì thế, nhờ ăn phòng công chứng giữ hợp đồng cho đến khi giao tiền, giao giấy tờ xong thì hai bên cùng qua văn phòng lấy hợp đồng công chứng.

Sau khi đã thỏa thuận được cách giao hợp đồng công chứng, hai bên cùng nhau ra ngân hàng để bên mua giao tiền và gửi vào tài khoản ngân hàng do bên bán lựa chọn. Đồng thời bên bán nhận tiền và giao sổ đỏ bản gốc cùng các giấy tờ cần thiết cho bên mua.

Những Điều Cần Biết Khi Mua Đất Nông Nghiệp

Chi phí chuyển đổi khi mua đất nông nghiệp

Có một khoản chi phí ngoài tiền mua đất mà bạn cần biết khi mua đất nông nghiệp đó là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì thế , bạn cần thương lượng với bên bán đất về mức giá bán sao cho phù hợp và có lợi cho mình, có thể thuyết phục học bao luôn phần chi phí chuyển đổi đó nếu có thể.

Một kinh nghiệm giúp bạn có thể tiêt kiệm hơn khi mua đất vườn đó là không nên chuyển đổi tất cả diện tích miếng đất đó thành đất ở nếu không sử dụng hết.

Ví dụ bạn mua 1000 mét vuông đất nông nghiệp nhưng chỉ dự định xây nhà trong khoảng 600 mét vuông thôi thì hãy giữ lại phần diện tích 400m2 kia vẫn là đất nông nghiệp và bạn có thể tiết kiệm được khoản tiền cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng của 400m2 đất đó.

Thủ tục chứng thực khi mua đất nông nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ cần thiết bao gồm mẫu phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng theo văn bản số 31/PYC thông tư liên tịch số 04/2004 /TTLN-BTP-BTNMT và hợp đồng chuyển đổi quyền sở hữu hợp lệ theo mẫu số 35 thông tư nêu trên cộng với bản sao giấy chứng nhận quyền sở dụng đất nông nghiệp và chứng minh nhân dân hay hộ chiếu cuối cùng là các giấy tờ khác liên quan cần thiết khác.

Điều các thông tin cần thiết vào hồ sơ và nộp hồ sơ vào bộ phân tiếp nhận, sau đó kiểm tra kết quả ở Ủy ban nhân dân địa phương để xem tính hợp lệ. Sau khi hồ sơ đươnc phòng công chứng xác nhận là hợp lệ thì sẽ được thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Cuối cùng là bước chứng thực giấy tờ và nộp tiền lệ phí.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng công chứng sẽ tự động chuyển nó đến cơ quan quản lí đất đai trực thuộc ủy ban nhân dân có quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

TAGS
CHỦ ĐỀ BẠN ĐÁNG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Sau hơn 16 năm “đắp chiếu”, Hàng loạt tuyến đường sắp được đầu tư mở rộng tại cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn như (khu vực ngã tư Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ung Văn Khiêm – Đinh Bộ Lĩnh – Nguyễn Xí) đã được phê duyệt triển khai dự án trong năm tới.
Với nhu cầu làm việc và học tập, ngày càng có nhiều người lựa chọn di chuyển tới tỉnh hay các thành phố để thuận tiện khi làm việc hoặc sinh sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở nhà trọ một cách đầy...
Sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ là mục tiêu quan trọng nhất của rất nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ từ tỉnh lẻ vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng để sinh sống và làm việc. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao thì việc...
Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi năm.
Thị trường bất động sản đã đi được nửa chặng đường 2020 song đã đối mặt với rất nhiều biến động quan trọng, tác động lớn đến nhà phát triển, nhà đầu tư và khách hàng.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
TIN MỚI ĐĂNG