Đất Dịch Vụ Là Gì? Tỉnh Táo Với Đất Dịch Vụ Ảo
Sở hữu vị trí mặt bằng đẹp trong khu dân cư, giá lại rẻ hơn đất nền. Nhưng không ít nhà đầu tư chịu cảnh “dở khóc dở cười” khi mua đất dịch vụ chưa được cấp sổ đỏ.
- Đường vành đai là gì? Đường vành đai có Chức Năng Mục Đích Gì
- Maximax Cộng Hòa - Nơi không chỉ để mua sắm
- Lý giải lịch sử và tên gọi Ngã 5 Chuồng Chó
- Pandora Trường Chinh Một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại TPH
- Thưởng thức nhiều chương trình hấp dẫn tại sân khấu Lan Anh
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
- Đất Dịch Vụ Là Gì?
- Đất Thương Mại Dịch Vụ Có Được Chuyển Nhượng Không?
- Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013
- Đất dịch vụ có thể có hoặc chưa có quyết định giao đất bời đang chờ cơ quan có thẫm quyền hoàn thiện mặt bằng và thủ tục.
- Có Nên Mua Đất Dịch Vụ Không?
- Lợi ích khi mua đất dịch vụ
- Rủi ro khi mua đất dịch vụ
- Thủ tục chuyển nhượng đất dịch vụ
Đất dịch vụ là gì? Làm thế nào để không bị mắc lừa khi mua đất dịch vụ? Cùng Alo Nhà Trọ tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Đất Dịch Vụ Là Gì?
Đất dịch vụ hay còn gọi là đất thương mại dịch vụ là loại đất phi nông nghiệp có diện tích nhỏ nhưng sở hữu vị trí đẹp ở các khu dân cư. Đất dịch vụ thường có diện tích nhỏ từ 50 – 50m2, vị trí đẹp. Đất dịch vụ thường có hai loại
Đất do Nhà nước đền bù cho dân trong chính sách thu hồi đất nông nghiệp. Hộ gia đình hoặc cá nhân nếu bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp mà không được bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ giao đất dịch vụ theo tỉ lệ tương ứng (5%, 7%, 10%) với đất bị thu hồi. Đất đầu thầu ở các khu công cộng như chợ, bến xe…
Đất Thương Mại Dịch Vụ Có Được Chuyển Nhượng Không?
Về mặt pháp lỳ, đất dịch vụ là đất được Nhà nước bồi thường cho người bị thu hồi đất trên 30% diện tích đất nông nghiệp. Người sử dụng đất dịch vụ hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài cho các mục đích kinh doanh phi nông nghiệp.
Chủ sở hữu có đủ quyền chuyển nhượng, thế chấp nếu đó không phải là đất thuê, đấu thầu mà phải là đất được bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp.
Theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013
“Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất…
Đất dịch vụ có thể có hoặc chưa có quyết định giao đất bời đang chờ cơ quan có thẫm quyền hoàn thiện mặt bằng và thủ tục.
Người dân phải đợi khá lâu để hoàn thành thủ tục giao đất vì phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng trước.
Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng chưa có đầy đủ giấy tờ pháp lý đều không được công nhận, hoàn toàn không có hiệu lực, nên người mua cần chú ý.
Có Nên Mua Đất Dịch Vụ Không?
Lợi ích khi mua đất dịch vụ
Sở dĩ đất dịch vụ được nhiều người chú ý vì không chỉ có vị trí mặt tiền đẹp. Đây là phần đất có diện tích nhỏ trong khu dân cư, người mua có thể dùng để ở kết hợp kinh doanh, buôn bán.
Ngoài ra, giá đất dịch vụ rẻ hơn so với đất nền rất nhiều. Hơn nữa, các hộ gia đình được giao đất dịch vụ sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất khi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở.
Bên cạnh đó, chủ hộ sẽ được bồi thường theo giá đất ở nếu nhà nước thu hồi đất.
Rủi ro khi mua đất dịch vụ
Thực tế cho thấy có không ít nhà đầu tư đổ tiền vào đó rồi bị mất trắng vì ham giá đất rẻ, vị trí đẹp. Do đất dịch vụ chưa được cơ quan nhà nước cấp đầy đủ các giấy tờ hợp lệ cho chủ đất. Các giao dịch hoàn toàn không được công chứng mà chỉ qua giấy tờ viết tay, sau đó tiến hành đặt cọc.
Ngoài ra, nhiều chủ đất có ý đồ xấu sẽ chuyển nhượng cho rất nhiều nhà đầu tư khác nhau, đến khi xảy ra tranh chấp vì không có giấy tờ chứng nhận hợp pháp bạn có thể sẽ bị mất trắng. Hoặc đất dịch vụ đã bị các công trình xung quanh xây lấn chiếm, nên không đúng diện tích thực tế như chính quyền bàn giao.
Trường hợp mua đất dịch vụ thông qua người nhận ủy quyền thì người này không thể đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người nhận chuyển nhượng chỉ có thể xác lập quyền sử dũng đất đứng tên trên giấy chứng nhận khi có đủ các điều kiện để lập hợp đồng chuyển nhượng theo quy định.
Sau khi chuyển nhượng, nếu muốn xây dựng nhà thì người nhận chuyển nhượng phải tiến hành đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất dịch vụ kết hợp đất ở.
Thủ tục chuyển nhượng đất dịch vụ
thủ tục sang tên người sử dụng đất theo luật đất đai 2013 là thủ tục “Đăng ký biến động đất đai” và được quy định rõ tại Điều 9.2 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, cụ thể:
Hồ sơ gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Giấy tờ khác liên quan đến nhân thân: CMND, sổ hộ khẩu, v.v.
Trên đây là những thông tin về đất dịch vụ và những rủi ro cần tránh khi đầu tư đất dịch vụ. Để không mất tiền oan uổng trong các giao dịch chưa rõ ràng. Bạn nên tìm hiểu kỹ về tính hợp pháp của đất dịch vụ trước khi “xuống tiền” để tránh xảy ra tranh chấp.