Cách Phân Biệt Sổ Đỏ Sổ Hồng Đúng Pháp Luật
Trên thực tế sổ đỏ, sổ hồng không phải là loại giấy tờ được pháp luật quy định mà đây chỉ là tên gọi do người dân dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy để tự đặt ra để nói cho ngắn gọn cũng như để phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận.
- Những điều cần tránh phạm vào phong thủy nhà trọ
- Pandora Trường Chinh Một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại TPH
- Thưởng thức nhiều chương trình hấp dẫn tại sân khấu Lan Anh
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
- Đường vành đai là gì? Đường vành đai có Chức Năng Mục Đích Gì
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
- Sổ Đỏ Là Gì
- Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
- Ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP.
- Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:
- Sổ Hồng Là Gì
- Trước ngày 12/10/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng
- Từ ngày 12/10/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất
- Lưu ý
- Phân Biệt Sổ Đỏ Sổ Hồng
Sổ Đỏ Là Gì
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
Ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP.
Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định.
Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.
Sổ Hồng Là Gì
Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ Sổ hồng. Tương tự đối với Sổ đỏ, Sổ hồng là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.
Trước ngày 12/10/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng
Dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bìa màu đỏ, thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Từ ngày 12/10/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất
Chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Lưu ý
Từ ngày 12/10/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung có bìa màu hồng cánh sen, nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.
Như vậy, Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Phân Biệt Sổ Đỏ Sổ Hồng
Sổ đỏ hay bìa đỏ và ghi chữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, loại giấy tờ này trước tiên là ghi nhận quyền sử dụng đất có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…
Khi nào có công trình xây dựng trên đất thì ghi nhận việc xây dựng công trình trên đất có thể là nhà ở.
Sổ hồng là mẫu do Bộ xây dựng ban hành với nội ghi là ghi nhận Nhà ở và đất ở nên có mẫu là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, phạm vi là ghi nhận sở hữu nhà trước sau đó ghi nhận Quyền sử dụng đất ở, không ghi loại đất khác.
Hiện nay, đã thống nhất mẫu chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Về chủ sở hữu và chủ sử dụng ghi tên trên Giấy chứng nhận:
- Nếu ghi hộ gia đình có nghĩa là toàn bộ thành viên hộ gia đình đó, hộ gia đình có thể có vợ, chồng, con, cháu…
- Nếu ghi tên 1 người thì phải xác định xem họ có vợ hay chồng không, nếu có thì là đồng sở hữu của 2 người.
Việc định đoạt như bán, chuyển nhượng hay các việc như: Thế chấp, cho thuê, trao đổi, tặng cho…. đều phải được các chủ sở hữu đồng ý, kể cả là đồng sở hữu chung vợ chồng hay toàn bộ thành viên hộ gia đình.
Thẩm quyền cấp sổ hồng và sổ đỏ
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp sổ hồng cho tổ chức. Trường hợp chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp sổ hồng.
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp sổ hồng cho cá nhân.