Cầu Công Lý - địa điểm gắn liền với người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
- Tín Dụng Bất Động Sản Là Gì Hoạt Động Ra Sao
- Hợp đồng thuê phòng trọ gồm những nội dung nào?
- Bậ Mí Cách Chọn Mua Nhà Căn Góc Chung Cư
- Những Bí Ẩn Xoay Quanh Hồ Đá Thủ Đức
- Khám phá Lotte Mart Gò Vấp
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
Tại sao gọi là Cầu Công Lý? Cầu công lý ở đâu đây là câu hỏi khi chúng ta quan tâm đến một địa danh nào đó. Vậy Cầu Công Lý bắc qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đây là cây cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giao thông, kết nối. Cầu nằm trên trục đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Cầu công ly điểm bắt qua kênh bờ kè trường sa hoàng sa kết nối giữa quận 3 và phú nhuận.
Cây cầu này đóng vai trò là cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất. Dưới đây, bài viết xin cung cấp những thông tin hữu ích về cây cầu mang tên Cầu Công Lý.
Lịch sử cầu Công Lý
Cầu Công Lý được xây dựng vào năm 1870 với tên gọi là Mac Mahon. Sau đó, vào năm 1955, cầu được đổi tên thành Công Lý.
Có một thời gian, cầu được đổi thành tên của vị anh hùng Nguyễn Văn Trỗi nhưng vì một số lý do nào đó, cầu lại được giữ tên là Công Lý (có lẽ do người dân đã quen với cái tên cũ).
Ban đầu cầu có chiều dài 46m, rộng 16m vfa lề là 0,75m. Ngày nay, sau lần tu sửa gần nhất cầu được mở rộng và phục vụ giao thông tốt hơn.
Tại cây cầu này đã diễn ra 1 sự kiện lịch sử quan trọng là anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã đặt bom với ý định giết chết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1964.
Nhưng thất bại nên anh bị bắt và tử hình, vì thế ngày nay dưới chân cầu chính là tượng đài để ghi nhớ công lao của vị anh hùng này.
Cầu Công Lý ở đâu ?
Cây cầu này bắc qua kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, nối liền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3) và đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận). Đây cũng là tuyến đường huyết mạch nối sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm.
Xung quanh cầu là những địa điểm tham quan thú vị nhất của Sài Gòn mà nổi bật nhất là Chùa Vĩnh Nghiêm và chợ Phú Nhuận. Bạn có thể bắt xe buýt đến cầu vô cùng thuận lợi từ các khu vực khác nhau của thành phố.
Nếu đi bằng xe máy, hãy hỏi đường từ những người dân nơi đây, chắc chắn bạn sẽ được hướng dẫn tận tình vì người Sài Gòn rất thân thiện.
Đến cầu Công Lý bằng tuyến xe buýt số mấy?
Tùy vào nơi xuất phát mà bạn có thể bắt xe buýt khác nhau đến địa điểm này, bao gồm các tuyến xe như sau:
- Từ Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức: Bạn có thể đi xe buýt số 06 rồi bắt tuyến số 04 và mất khoảng 43 phút.
- Từ trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại: Bạn có thể đi các tuyến số 57, rồi bắt tuyến 53 và cuối cùng là tuyến 04 với thời gian khoảng 55 phút.
- Từ chợ Thủ Đức: Bạn bắt tuyến số 53 rồi bắt tuyến số 04 với thời gian 39 phút để di chuyển.
- Từ Metro An Phú : Bạn bắt xe số 15, sau đó bắt tuyến số 53 và cuối cùng là bắt tuyến số 03 và mất khoảng 53 phút để di chuyển.
- Từ Cantavil: Bạn có thể bắt tuyến như Metro An Phú.
Tuyến xe buýt dừng gần cầu nhất là tuyến số 03 và số 04, nếu xuất phát từ gần cầu về các địa điểm khác, bạn nên chú ý 2 địa điểm này.
Ngoài ra, khi chọn các trạm dừng chân để bắt tuyến khác, bạn nên xem trên bản đồ xe buýt hoặc hỏi tiếp viên trên xe để xuống đúng trạm.
Tham quan cầu Công Lý có gì vui?
Khi tham quan địa điểm này, ngoài sự hồi tưởng về một quá khứ xa xôi gợi nhớ về người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, bạn còn được tận hưởng nhiều điều thú vị khác. Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp lịch sử, mà đời sống hiện đại nơi đây cũng rất nhiều điều thú vị của cuộc sống hiện đại.
Bạn có thể đứng trên cầu ngắm dòng xe qua lại vào buổi chiều tà hoặc ngắm nhìn phố phường khi đã lên đèn, một vẻ đẹp thơ thơ, ảo ảo. Hoặc bạn cũng có thể rủ bạn bè tham quan ẩm thực nơi đây.
Với vốn ẩm thực đặc sắc ở 2 khu vực đầu cầu hoặc lân cận, bạn có thể nếu thử các hương vị đặc sản nhiều nơi nhưng mang nét đặc trưng riêng của Sài Gòn.
Bên cạnh đó, nếu thấy cuộc sống có quá nhiều áp lực, hãy tìm đến ngôi chùa bên chân cầu để cảm nhận được sự bình yên trước khi trở lại cuộc sống tất bật nhé.
Xem Thêm: Maximax Cộng Hòa - Nơi không chỉ để mua sắm
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cầu Công Lý. Hy vọng là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cầu này. Một cây cầu gắn liền với người anh hùng dân tộc Nguyễn Văn Trỗi, một nơi đáng để đến đây cảm nhận về lịch sử và dòng chảy thời gian. Tất cả thông tin được Alo Nhà Trọ chia sẽ giúp bạn cái nhìn tổng quan hơn, giải đáp trong bài cầu công lý.
Xem thêm các bài viết của alonhatro: