Những Lưu Ý Trong Sửa Nâng Nền Nhà Hợp Phong Thủy
Có kiêng có lành là niềm tin tâm linh đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người Việt. Tất nhiên, đối với những việc hệ trọng của đời người như sửa chữa, xây mới nhà ở, quan niệm này càng được chú trọng. Vậy nâng hạ nền nhà cần chú ý những gì cùng Alo Nhà Trọ tìm hiểu bài sau:
- Bật Mí 15 Cách Hóa Giải Hướng Nhà Xấu Tốt Nhất
- Bản Đồ Quy Hoạch Quận Thủ Đức Đến Năm 2024
- Mách Bạn Kinh Nghiệm Hay Khi Thanh Toán Tiền Mua Nhà
- Nồm là gì? Làm Thế Nào Để Xây Nhà Chống Nồm?
- Lô Gia Là Gì Và Tiêu Chuẩn Thiết Kế Kiến Trúc Lô Gia
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
Nâng nền nhà theo phong thủy
Độ cao phong thủy sàn nhà là sự tương quan nền nhà với các khu vực xung quanh, giữa các không gian phòng chức năng với nhau là tốt hay xấu để qua đó quyết định việc hạ, nâng nền nhà theo phong thủy như:
Phong thủy nền nhà thấp hơn mặt đường:
Đây là phong thủy xấu bởi nền nhà về phong thủy cần cao hơn mặt đường để tránh năng lượng bị đẩy xuống mặt đất tạo nên những áp lực vô hình cho các thành viên trong gia đình.
Nếu gặp phải thế đất thấp hơn đường khiến nền nhà thấp hơn mặt đường có thể hóa giải theo các cách sau:
Áp dụng thuật phong thủy khi nâng nền nhà: đổ đất, làm lại nền cho nhà cao bằng hoặc hơn mặt đường.
Trong trường hợp không thể nâng được nền nhà do chiều cao trần nhà thấp, nếu nâng nhà sẽ rất thấp và tốn kém thì có thể áp dụng mẹo làm cổng s vào cao hơn với cách xây bậc tam cấp trước của nhà mình, khi ra đường bạn phải bước lên các bậc rồi mới ra đường giúp nguồn năng lượng từ bên ngoài theo bạn vào nhà. tuy nhiên, cách này sẽ bất tiện hơn cho việc đi lại.
Phong thủy nền nhà bếp cao hơn phòng khách hoặc thấp hơn:
Nền nhà giữa các không gian chức năng trong nhà đôi khi cũng làm chênh chệch nhau như kiểu:
Nền nhà bếp theo phong thủy cao hơn phòng khách: tạo nên phân khu về kiến trúc và tiện dụng nhưng cũng có nhiều bất lợi.
Trong đó về phong thủy nền nhà bếp nếu cao hơn phòng khách sẽ dễ mang đến những bất hòa trong quan hệ gia đình, thiếu tính đoàn kết, bất đạp và các công việc liên quan đến tài lộc, tiền bạc bị ảnh hưởng.
Thông thường, cách bố trí này thương mang lại vận đảo lộn trật tự gia đình, vợ lãnh đạo, con hỗn hào, cuộc sống không yên ổn.
Phong thủy nền nhà bếp thấp hơn nền nhà: về thực tế có điểm lợi khi vệ sinh nhưng dễ vấp ngã, và xem phong thủy nền nhà bếp thì nó mang lại những điềm tốt về quan hệ vợ chồng, tránh vợ ngang ngược, lạm quyền theo quan niệm xưa. việc thiết kế phong thủy nhà bếp nên có nền bằng hoặc thấp hơn phòng khách để giúp quan hệ gia đạo thuận hòa.
Bởi vậy, nếu nền nhà không tốt gia chủ có thể áp dụng các cách trong phong thủy hạ nền nhà hoặc nâng nền nhà để có được độ cao phù hợp nhất.
Sửa nhà có cần cúng không
Ngoài yếu tố thẩm mĩ và kết cấu của ngôi nhà thì yếu tố phong thủy rất được các gia chủ xem trọng. Phong thủy là yếu tố rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Lễ cúng khi xây nhà giúp tránh được những điều không may ập đến gia đình. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc không biết sửa nhà có cần cúng không? Sau đây Alo Nhà Trọ sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn trong bài viết sau nhé.
Theo quan niệm phong thủy bất kỳ một nơi nào như văn phòng, nhà xưởng, biệt thự hay là nhà ở đều có người cai quản. Thế nên dù làm nhà hay sửa nhà đều động đến phần âm.
Đặc biệt là khi tiến hành sửa nhà các thao tác như đào xới, đục tường…đều có thể động chạm đến long khí của đất trời. Xét về khoa học thì việc sửa nhà chính là đổi mới các dòng trường năng lượng.
Gia chủ muốn thay đổi phải thực hiện những thao tác để tiến hành hòa nhập các dòng năng lượng mới và cũ. Thế nên việc cúng khi sửa nhà là hết sức cần thiết, trước là để cáo lễ, sau là cầu mong các vị bề trên phù hộ cho công việc được diễn ra suôn sẻ.
Lựa chọn thời điểm phù hợp để cúng sửa nhà
Sửa chữa nhà cũng là một việc rất quan trọng bởi nó làm thay đổi diện mạo của ngôi nhà. Thế nên công việc này không thể tùy hứng, thích đâu làm đó, mà nó phải được thực hiện vào giờ lành.
Động thổ và sửa nhà đều liên quan đến vận mệnh của gia chủ nên không thể tiến hành vào giờ sát chủ, giờ khắc, giờ xấu. Gia chủ nhất định phải chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành thi công sửa chữa.
Điều này sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, gia đình luôn bình an, hạnh phúc. Nhiều người không cẩn trọng trong việc chọn giờ, làm đúng ngày xấu có thể phải ghánh chịu những hậu quả như sau:
- Làm ăn lụi bại
- Hay ốm đau, bệnh tật
- Hao tổn tiền của, gia đình lục đục
- Khiến thần linh phẩn nộ có thể gặp bất trắc khi thi công
Ngoài ra theo quan niệm phong thủy gia chủ tránh sửa nhà vào các năm Kim Lâu, Hoàng Ốc, Tam Tai. Tuy nhiên trong một số trường hợp gia chủ có thể mượn tuổi của người khác để sửa nhà.
Khi tiến hành cúng sửa nhà quý khách lưu ý chọn “ngày lành tháng tốt” để thi công được suôn sẻ và gặp nhiều may mắn