Giải Đáp Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp Bị Phạt Bao Nhiêu
Luật sư tư vấn về xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở .
- Pandora Trường Chinh Một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại TPH
- Maximax Cộng Hòa - Nơi không chỉ để mua sắm
- Thưởng thức nhiều chương trình hấp dẫn tại sân khấu Lan Anh
- Cầu Công Lý - địa điểm gắn liền với người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
- Ngã tư Bốn Xã và những điều bạn chưa biết
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
- Mức Tiền Phạt Đối Với Hành Vi Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp
- Theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP
- Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Thủ tục cưỡng chế xây dựng trên đất nông nghiệp
- Quyết định cưỡng chế phải thể hiện rõ các nội dung sau:
- Đất nông nghiệp có được xây tường bao không?
Người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất đã được cho phép. Nếu đất nông nghiệp mà xây nhà ở thì coi là vi phạm và sẽ bị xử phạt. Vậy, xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu?
Mức Tiền Phạt Đối Với Hành Vi Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau.
- Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
- Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
- Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
- Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);
- Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
Khoản 3 và Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định hình thức, mức xử phạt đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như sau:
Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Thủ tục cưỡng chế xây dựng trên đất nông nghiệp
Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế. Trước khi tổ chức cưỡng chế, tổ chức ra quyết định cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân tổ chức, vi phạm và các cơ quan cấp trên để cùng thực hiện.
Quyết định cưỡng chế phải thể hiện rõ các nội dung sau:
Ngày, tháng, năm ra quyết định, căn cứ ra quyết định, họ tên, chức vụ của người ra quyết định, họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, các biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện, thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia, chữ ký và họ tên của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Đất nông nghiệp có được xây tường bao không?
Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015
Hàng rào được phép xây dựng trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình với các yêu cầu như sau:
Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Căn cứ theo quy định trên, chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình theo quy định.
Việc lập hàng rào tôn xung quanh khu đất cần phải đảm bảo không gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác. Đồng thời, Hàng rào được xây dựng không được làm cản trở, gây khó khăn trong quá trình sử dụng đất của người khác.
Chẳng hạn, hàng rào không được chắn ngang lối đi duy nhất của khu đất khác, không được làm ảnh hưởng đến hệ thống điện, nước của công trình trên khu đất khác.
Hàng rào được xây dựng không để che giấu cho những hành vi trái pháp luật như: thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm, khai thác tài nguyên trong đất.