Chia Sẻ Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Cho Thuê
Quản lý nhà cho thuê là công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra không phải vậy. Trong quá trình cho thuê, có rất nhiều sự cố có thể xảy ra. Do đó, việc tìm hiểu một số kinh nghiệm quản lý phòng trọ là điều hết sức cần thiết. Sau đây Alo Nhà Trọ chia sẻ những kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê bạn cần biết để quản lý tốt một dãy trọ.
- Mô hình nhà trọ đẹp phổ biến nhất hiện nay
- Ngã tư Bốn Xã và những điều bạn chưa biết
- Phương Vị Là Gì? Cách Chọn Phương Vị Trong Xây Nhà
- Jordan Là Đất Nước Nào? Vương Quốc Có Nhiều Điều Bí Ẩn
- Maximax Cộng Hòa - Nơi không chỉ để mua sắm
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
- Kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê
- Thể hiện sự thân thiện nhưng không thân thuộc
- Sự cần thiết của tìm một người quản lý
- Nhà trọ
- Nhà nguyên căn
- Một số giải pháp không thua lỗ khi kinh doanh cho thuê phòng trọ:
- Kiểm soát chặt chẽ việc thu chi hàng tháng để cân đối thu chi và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Hợp đồng quản lý nhà cho thuê
- Vì sao phải lập hợp đồng quản lý nhà trọ
Kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê
Cho thuê nhà là một hoạt động kinh doanh không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Muốn kinh doanh nhà trọ cho thuê có hiệu quả thì các bạn cần phải biết cách quản lý. Tuy nhiên, có rất nhiều người dù mới hay đã cho thuê nhà một thời gian vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thể hiện sự thân thiện nhưng không thân thuộc
Những người đã có kinh nghiệm quản lý nhà trọ luôn biết cách làm sao để giữ chân người thuê nhà. Điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là người quản lý phải tỏ ra thân thiện nhưng ở một chừng mực nhất định với người thuê nhà.
Nên nhớ rằng chỉ tỏ ra thân thiện chứ không thân thuộc bởi một khi đã trở nên thân thuộc các bạn có thể bị đối tượng lợi dụng sự cả nể và tình cảm của bạn để vi phạm quy định thuê nhà, ví dụ xin trả tiền nhà muộn, khất tiền nhà,… Điều này sẽ trở nên khá phiền phức.
Đối với những trường hợp vi phạm quy định thuê nhà chung được đặt ra các bạn cần giữ thái độ cứng rắn, cương quyết để xử lý, đặc biệt là những đối tượng vi phạm quy định về tiền phòng, tiền điện nước và có các hành lý không lành mạnh.
Ngoài ra, các chủ cho thuê nhà cũng nên kết hợp với cả chính quyền địa phương để có thể quản lý người thuê nhà chặt chẽ.
Sự cần thiết của tìm một người quản lý
Nhà trọ
Nếu như các bạn chỉ có một số ít phòng trọ cho thuê thì việc quản lý nhà cho thuê cũng không thành vấn đề lắm và hoàn toàn có thể tự mình quản lý. Tuy nhiên, nếu số lượng phòng trọ lớn và bạn không có thời gian cũng như kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê thì nên cân nhắc tới việc tìm một người hỗ trợ quản lý chuyên nghiệp cho bạn.
Ngày nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý nhà cho thuê uy tín để hỗ trợ các bạn. Như vậy bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian và công sức quản lý nhà trọ nữa mà công việc lại hiệu quả hơn.
Việc không có kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê, quản lý không tốt có thể gây ra một số thiệt hại cho chủ nhà, đầu tiên đó là doanh thu tụt, mất uy tín. Sau này, những thông tin không hay về nhà trọ của bạn được truyền ra sẽ khiến mọi người không còn dám đến thuê phòng nữa.
Nhà nguyên căn
Nếu các bạn cho thuê nhà nguyên căn thì cần phải có mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà cho thuê ghi rõ ràng các điều khoản, tình trạng cơ sở vật chất. Trong trường hợp cơ sở vật chất hư hại do yếu tố chủ quan thì người thuê nhà sẽ là người phải chịu trách nhiệm.
Bên cạnh đó, nếu người thuê muốn có sự cải tạo, thay đổi nào trong nhà thì cần phải có sự đồng ý từ chủ nhà. Các tài sản khi đầu bàn giao như thế nào thì khi bàn giao lại cũng phải giữ nguyên trạng, nếu có hư hao, tổn thất gì thì người thuê nhà có trách nhiệm phải đền bù.
Trên đây là một số kinh nghiệm quản lý nhà cho thuê mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Việc không có kinh nghiệm trong quản lý nhà trọ thực tế đã gây ra khá nhiều phiền phức và tổn thất cho chủ nhà trong khi những tổn thất đó bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn
Một số giải pháp không thua lỗ khi kinh doanh cho thuê phòng trọ:
Phải tính toán đầy đủ mọi loại chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh phòng trọ như: Tiền điện, tiền nước, tiền internet và truyền hình cáp, tiền lãi ngân hàng hàng tháng, tiền khấu hao nhà trọ cho thuê, tiền thay thế các thiết bị hư hỏng, tiền thuế kinh doanh cho thuê phòng trọ.
Kiểm soát chặt chẽ việc thu chi hàng tháng để cân đối thu chi và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Tóm lại, mô hình kinh doanh cho thuê phòng trọ nhìn có vẻ đơn giản nhưng bạn cần phải hiểu rằng, để quản lý một khu nhà trọ cho thuê ổn định bạn cần tất cả mọi kỹ năng như một người quản lý doanh nghiệp thực sự từ việc tìm kiếm nguồn khách hàng, quảng bá cho khu nhà trọ đến tăng cường chất lượng dịch vụ, quan hệ với các cơ quan chức năng địa phương.
Hợp đồng quản lý nhà cho thuê
Khi bạn sở hữu một số lượng lớn phòng trọ, thuê quản lý hộ mình là vấn đề cần thiết để công việc vận hành trôi chảy và hiệu quả. Tuy nhiên, thuê quản lý cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Do đó việc lập hợp đồng quản lý nhà trọ giữa bạn và bên được thuê sẽ là vấn đề mấu chốt nhằm thiết lập mối quan hệ ràng buộc giữa hai bên. Nội dung của bản hợp đồng này như thế nào? Hãy cùng khám phá qua những nội dung sau nhé.
Vì sao phải lập hợp đồng quản lý nhà trọ
Khi bạn thuê một người quản lý nhà trọ hộ mình, lẽ dĩ nhiên người đó sẽ thay mặt bạn chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của khu trọ đó. Để đảm bảo người quản lý sẽ đảm trách tốt các công việc như đã cam kết bạn phải tiến hành lập hợp đồng quản lý nhà trọ với họ.
Khi có hợp đồng, người quản lý sẽ phải thực hiện quản lý khu trọ theo đúng như mong muốn của bạn với tinh thần làm việc cao nhất
Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng quản lý với người quản lý cũng giúp bạn tránh được rủi ro trong trường hợp người quản lý bỗng dưng biến mất với một khoản tiền của bạn khá lớn.
Khi có hợp đồng, bạn có căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình, buộc người được thuê làm quản lý phải tuân thủ những cam kết mà cả hai bên đã giao ước.
Mặt khác, hợp đồng quản lý nhà trọ cũng là điều kiện để người quản lý được hưởng những quyền lợi chính đáng mà họ phải nhận được. Một khi đã ký hợp đồng, bạn phải đảm bảo môi trường làm việc tốt cho họ cũng như các chế độ lương thưởng xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.
Nói tóm lại với cả chủ trọ và người được thuê làm quản lý, việc ký hợp đồng là việc làm hết sức cần thiết để ràng buộc trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi cho các bên.