Luật Về Quyền Thừa Kế Đất Đai Chia Tài Sản

Dưới đây là những thông tin chi tiết về di chúc hợp pháp, điều kiện của người có quyền thừa kế đất đai, theo luật chia tài sản đất đai mới nhất 2020 mà các bạn có thể tham khảo.

Luật Về Quyền Thừa Kế Đất Đai Chia Tài Sản

Di chúc hợp pháp trong luật thừa kế đất đai mới nhất cần đủ các điều kiện sau

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép.
  • Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
  • Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc miệng vẫn có tính pháp lý nếu như người di chúc miệng có mặt người làm chứng, di chúc được ghi chép lại và có sự chứng nhận của người làm chứng.

Điều kiện của người thừa kế theo luật thừa kế tài sản đất đai

Hàng thừa kế được quy định theo thứ tự sau, tham khảo luật đất đai mới nhất:

Hàng thừa kế thứ nhất:

vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai:

ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba:

cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người có quyền thừa kế trong luật đất đai cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo luật thừa kế đất đai khi chồng chết, vợ cùng cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết sẽ là hàng thừa kế thứ nhất.

Tiếp đó, hàng thừa kế theo luật đất đai thứ 2 là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết và hàng thừa kế thứ 3 theo luật thừa kế đất đai nhà cửa là cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết.

Hồ sơ khai nhận thừa kế bao gồm

Luật thừa kế 2024 quy định về hồ sơ khai nhận thừa kế bao gồm các loại giấy tờ, thủ tục như sau:

  • Giấy tờ chứng minh tài sản của người để lại di sản thừa kế
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế
  • Giấy tờ cá nhân của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất
  • Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi sổ hộ khẩu, CMND, nếu đã chết thì phải có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã chết trước thời điểm người để lại di sản thừa kế chết.
  • Con đẻ, con nuôi sổ hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh.
  • Sơ yếu lý lịch của 1 người nói trên có xác nhận của chính quyền địa phương
  • Thời gian niêm yết công khai là 30 ngày, nếu không có khiếu nại gì thì sẽ tiến hành phân chia thừa kế theo di chúc hoặc phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Quyền Thừa Kế Tài Sản Khi Cha Mất

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quyền Thừa Kế Của Vợ Khi Chồng Chết

Luật Hôn nhân và Gia đình mới nhất 2014 đã quy định cụ thể tại Điều 66

Cách giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Cụ thể:

Thứ nhất, khi chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Vợ sẽ quản lý tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp chồng để lại di chúc và trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận người khác thì người được cử sẽ quản lý phần di sản đó.

Thứ hai, khi người vợ hoặc người có quyền thừa kế yêu cầu chia di sản

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác về việc chia tài sản từ trước khi chồng qua đời. Phần tài sản của người chồng đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Thứ ba, trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình hoặc người vợ

Vợ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Chia di sản thuộc sở hữu của người chồng đã mất

Sau khi đã chia đôi tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, phần di sản của người chồng sẽ tiếp tục được chia theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Thời điểm mở thừa kế:

Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết.

Chia di sản thừa kế theo di chúc:

Nếu người chồng đã để lại di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng trước khi mất thì phần di sản của chồng sẽ được chia cho những người có tên trong nội dung di chúc.

Tuy nhiên, dù di chúc của chồng không để lại phần tài sản nào cho người vợ thì vợ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

Chia di sản theo quy định của pháp luật:

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người chồng mất mà không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp thì phần di sản của chồng sẽ được chia đều cho những người thuộc cùng một hàng thừa kế, cụ thể:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trong đó, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

TAGS
CHỦ ĐỀ BẠN ĐÁNG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Sau hơn 16 năm “đắp chiếu”, Hàng loạt tuyến đường sắp được đầu tư mở rộng tại cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn như (khu vực ngã tư Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ung Văn Khiêm – Đinh Bộ Lĩnh – Nguyễn Xí) đã được phê duyệt triển khai dự án trong năm tới.
Với nhu cầu làm việc và học tập, ngày càng có nhiều người lựa chọn di chuyển tới tỉnh hay các thành phố để thuận tiện khi làm việc hoặc sinh sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở nhà trọ một cách đầy...
Sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ là mục tiêu quan trọng nhất của rất nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ từ tỉnh lẻ vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng để sinh sống và làm việc. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao thì việc...
Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi năm.
Thị trường bất động sản đã đi được nửa chặng đường 2020 song đã đối mặt với rất nhiều biến động quan trọng, tác động lớn đến nhà phát triển, nhà đầu tư và khách hàng.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
TIN MỚI ĐĂNG