Những Thủ Đoạn Và Cách Tránh Mua Đất Không Bị Lừa
Những năm qua, khách hàng đầu tư đất nền thường đối mặt với hàng loạt doanh nghiệp có thủ đoạn làm ăn gian dối, lừa đảo khách hàng. vậy bạn cần chú ý những kinh nghiệm nào để mua đất không bị lừa, cùng Alo Nhà Trọ tìm hiểu nhé.
- Đường vành đai là gì? Đường vành đai có Chức Năng Mục Đích Gì
- Thưởng thức nhiều chương trình hấp dẫn tại sân khấu Lan Anh
- Theo Sách Cổ Chỉ Dẫn Cách Xem Thế Đất Xấu Tốt
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
- Maximax Cộng Hòa - Nơi không chỉ để mua sắm
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
- Cách Mua Đất Không Bị Lừa
- Lựa chọn chủ đầu tư uy tín, có năng lực
- Pháp lý và thông tin quy hoạch đến đâu?
- Người mua đất nền phải xem thật kỹ hợp đồng trong giao dịch
- Xem kỹ những thỏa thuận trước khi quyết định mua
- Không nên tin tuyệt đối vào lời môi giới
- Những Kiểu Lừa Đảo Khi Mua Nhà Đất
- Những Chiêu Lừa Đảo Trong Mua Bán Nhà Đất
- Một ngôi nhà nhưng bán nhiều người:
- Lừa đảo mua bán nhà đất bằng sổ giả, giấy tờ giả:
- Lừa đảo mua bán nhà đất bằng cách lợi dụng sự tín nhiệm:
- Lừa đảo mua bán nhà đất qua vi bằng:
- Đưa ra thông tin mập mờ để lừa đảo mua bán nhà đất:
- Đóng vai người mua bán nhà đất để đẩy giá lên cao:
- Nên Làm Gì Khi Bị Lừa Đảo Mua Bán Nhà Đất?
- Ngăn chặn hoạt động liên quan đến mua bán nhà đất
- Đàm phán trực tiếp
- Khởi kiện, tố cáo đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất
Cách Mua Đất Không Bị Lừa
Lựa chọn chủ đầu tư uy tín, có năng lực
Với những doanh nghiệp không minh bạch về dự án thì tốt nhất nhà đầu tư không nên xuống tiền. Tuy vậy, Invert khảo sát thực tế thị trường lại có rất nhiều nhà đầu tư ham rẻ nên lao đầu vào và khi sự việc đã rồi thì mới hối hận. Dù trong bối cảnh nào, nhà đầu tư nên kiếm chủ đầu tư "uy tín" để mua.
Vì sao phải tìm hiểu Năng lực uy tín chủ đầu tư? Người mua đất nền cần tìm hiểu về năng lực tài chính của chủ đầu tư các khu đất nền. Bởi lẽ nhiều chủ đầu tư sau khi bán đã không thực hiện nghĩa vụ về việc xây dựng các hạng mục nước sinh hoạt, điện, đường nội bộ trong những khu đất nền rộng từ vài chục đến vài trăm ha, giống như đã cam kết.
Pháp lý và thông tin quy hoạch đến đâu?
Theo kinh nghiệm bất động sản Invert, khi mua đất nền, điều đầu tiên khách hàng cần chú ý là tính pháp lý của dự án. Có 2 vấn đề cần xem xét
- Đối với dự án quy hoạch 1/500: Người mua nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các giấy tờ pháp lý như:
- Quy hoạch 1/500 + văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh
- Giấy phép xây dựng dự án
- Hợp đồng phải là HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG
Người mua đất nền phải xem thật kỹ hợp đồng trong giao dịch
Trong hợp đồng này, các cam kết trước đó về tiện ích, thời hạn bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều khoản phạt vi phạm về nghĩa vụ của các bên cần thể hiện rõ, bởi đây là cơ sở giải quyết khi tranh chấp phát sinh.
Hiện nay, có tình trạng, nhiều chủ đầu tư chưa đáp ứng được điều kiện để được phân lô, bán nền, chưa được cấp phép, nhưng vẫn tiến hành thu tiền đặt cọc và ký hợp đồng với khách. Do đó rủi ro đới với khách hàng là rất lớn
Xem kỹ những thỏa thuận trước khi quyết định mua
Thứ nhất: Người mua đất phải nắm bắt rõ về thông tin dự án, giá cả và phương thức thanh toán. Giá thanh toán trong bảng giá phải có đóng dấu của chủ đầu tư dự án chứ không phải bảng giá do môi giới đưa ra.
Thứ hai: Trước khi quyết định, khách hàng phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ pháp lý rõ ràng, bản vẽ chi tiết, đồ án quy hoạch, giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ tài chính như giấy nộp tiền sử dụng đất, thuế.
Nếu đất phân lô bán nền, cần phải mua đất đã có sổ đỏ và phải xem trước sổ để tránh bị lừa đảo khi mua đất nền.
Thứ ba: Khách hàng lưu ý, theo quy định mọi biểu mẫu, hợp đồng mua bán, đều phải được chủ đầu cung cấp trước khi đặt cọc. Một số đơn vị có hành vi lừa đảo thường dụ khách hàng đặt cọc xong mới đưa biểu mẫu, hợp đồng mua bán là không đúng.
Đối với những công ty có hành vi lừa đảo, nếu đặt cọc xong, bạn sẽ không bao giờ được cung cấp pháp lý nào cả.
Không nên tin tuyệt đối vào lời môi giới
Thực tế trên thị trường đất nền hiện nay, bên cạnh số ít những môi giới có tâm thì đa số đều dùng những “chiêu trò” khác nhau để bán được hàng. Bởi vì nếu không dùng chiêu trò thì không kiếm được khách hàng, bản thân môi giới đó cũng không tồn tại được trong tổ chức.
Đó là lý do rất nhiều môi giới dùng chiêu với khách mua, trong đó tư vấn không đúng thực tế dự án là chiêu hay dùng nhất.
Đặc biệt, những dự án có đường, cầu qua sông, kênh rạch cần được xem xét kĩ lưỡng vì đây là những yếu tố thay đổi giá trị đất nền lên rất cao. Nhiều thông tin về dự án, siêu dự án mà nhiều môi giới áp dụng thật ra chỉ là bánh vẽ để tung hỏa mù với người mua nhưng thật ra không có. Là những chiêu trò thường sử dụng của rất nhiều môi giới hoặc các công ty có dấu hiệu lừa đảo.
Những Kiểu Lừa Đảo Khi Mua Nhà Đất
Câu chuyện lừa đảo: Những công ty chào mời khách đi xem dự án tại Quận 2 hoặc Quận 9 với giá rất rẻ để thu hút khách hàng đi xem đông. Nhưng khi khách lên xe xong và đi được nữa đường thì mới biết là mình bị lừa, không phải là dự án ở quận 2 hay quận 9 mà ở tận những nơi rất xa TPHCM như huyện Trảng Bom, Đồng Nai, thậm chí xa hơn nữa là huyện Xuân Lộc ở Đồng Nai.
Những nhân viên môi giới không có tâm sẽ nói là hôm nay đi xem 2 dự án, xuống dự án ở xa trước rồi sẽ quay về TPHCM sau. Nhưng bạn biết không, sẽ chẳng có dự án nào ở TP. HCM cả mà chỉ là chiêu trò của những công ty có dấu hiệu lừa đảo mà thôi.
Chiêu trò lừa đảo áp dụng khi những công ty đăng chào bán dự án ở Hóc Môn, nhưng khi lên xe lại đưa xuống các huyện rất xa của tỉnh Long An
Bằng những thủ đoạn lừa đảo, những công ty này dùng mọi cách để thúc ép khách hàng đặt cọc, nếu bạn không tỉnh táo, sẽ bị họ đưa vào cái bẫy đã dựng lên sẵn để chờ đưa bạn vào bẫy.
Vấn đề nan giải hơn, một vài khách hàng khi đã đặt cọc rồi, mà còn chưa biết là dự án đó không phải thuộc TPHCM mà là ở một vị trí rất xa.
Những Chiêu Lừa Đảo Trong Mua Bán Nhà Đất
Nếu không thật kỹ lưỡng, bạn rất có thể rơi vào những màn kịch lừa đảo hết sức tinh vi. Hãy cùng Alo Nhà Trọ đi tìm những mánh khoé lừa đảo phổ biến nhất hiện nay.
Một ngôi nhà nhưng bán nhiều người:
Đây có lẽ là hình thức lừa đảo mua bán nhà đất thường gặp nhất với cách thức đơn giản nhưng chỉ cần không chú ý bạn sẽ rất dễ dàng rơi vào bẫy.
Đầu tiên, để tạo thu hút và niềm tin cho bạn, đối tượng sẽ đăng tin rao bán nhà đất với giá khá thấp so với thị trường, hình ảnh sổ, giấy tờ nhà đất xác thực, rõ ràng, cùng lời mời gọi hấp dẫn.
Sau khi tiếp cận được đối tượng, kẻ lừa đảo sẽ đưa ra nhiều lý do để dụ dỗ bạn cọc tiền hoặc chồng tiền một phần với cam kết chỉ bằng giấy tay. Cùng hình thức đó, kẻ lừa đảo tiếp tục gom của nhiều người nhẹ dạ, cả tin một số tiền lớn và cao chạy xa bay.
Lừa đảo mua bán nhà đất bằng sổ giả, giấy tờ giả:
Sẽ có hai hình thức lừa đảo mua bán nhà đất theo phương thức này nhằm vào cả hai đối tượng người bán và người mua.
Đối với người bán, kẻ lừa đảo sẽ trong vai trò người mua nhà cần xem sổ, lấy thông tin sổ để xác thực và lợi dụng thông tin đó để làm một cuốn sổ, hồ sơ giả. Tiếp theo, vẫn dùng cách cũ, lần này nhân cơ hội bạn không để ý để đánh tráo giữa sổ giả và thật.
Đối với người mua, lần này kẻ lừa đảo sẽ là người bán, đó có thể là chủ đất hoặc người được ủy quyền. Họ làm nhiều bộ hồ sơ, giấy tờ giả để bán cho nhiều người cùng lúc. Đến khi bạn chồng đủ tiền và nhận sổ thì mọi việc đã muộn.
Lừa đảo mua bán nhà đất bằng cách lợi dụng sự tín nhiệm:
Hình thức lừa đảo mua bán nhà đất này thường xuất hiện khi bạn là chủ nhà đất có nhu cầu vay tiền nhưng vì lý do nào đó như tín dụng xấu nên bắt buộc phải nhờ người khác đứng ra vay giúp.
Đối tượng lợi dụng lòng tin của bạn và bắt buộc phải làm hợp đồng mua bán nhà đất để làm cam kết tạm thời giữa bạn và đối tượng hoặc để đối tượng dùng tài sản đó thay bạn vay ngân hàng.
Cái kết ở đây là kẻ lừa đảo dùng tài sản vừa được bạn ủy quyền tiến hành mua bán rồi chiếm đoạt số tiền đó. Hoặc đối tượng vay ngân hàng nhiều hơn số tiền bạn cần, cuối cùng vượt quá khả năng chi trả và ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp là của bạn.
Lừa đảo mua bán nhà đất qua vi bằng:
Đây là hình thức lừa đảo mua bán nhà đất xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Lợi dụng sự hiểu sai của bạn về hình thức lập vi bằng, các đối tượng bán cho bạn đất xấu, phân lô trái phép, đất không đủ pháp lý thông qua hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tay với lời cam kết an tâm vì đã có vi bằng do cơ quan thừa phát lại cấp, điều này đem lại rủi ro rất lớn cho bạn khi có thể bị lừa trắng tay.
Về bản chất bạn phải hiểu vi bằng không phải là hợp đồng hay giao dịch. Vi bằng là văn bản do cơ quan thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác chứ không phải là đại diện pháp lý cho việc mua bán nhà đất.
Mọi hoạt động mua bán nhà đất đều phải thực hiện qua hợp đồng mua bán nhà đất được công chứng và có thể yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận việc bàn giao tiền, tài sản, ghi nhận hiện trạng tài sản để làm chứng cứ nếu có tranh chấp về mua bán nhà đất sau này chứ không có giá trị như hợp đồng mua bán nhà đất.
Đưa ra thông tin mập mờ để lừa đảo mua bán nhà đất:
Hình thức lừa đảo mua bán nhà đất này là các đối tượng cố tình làm mờ, thậm chí thay đổi thông tin bất lợi trên sổ, giấy tờ khi cho người mua xem. Các thông tin bất lợi này có thể là về đất nằm trong diện quy hoạch hoặc sửa từ sở hữu có thời hạn sang lâu dài.
Đóng vai người mua bán nhà đất để đẩy giá lên cao:
Bạn còn đang lưỡng lự chọn mua một mảnh đất vì giá của nó cao hơn nhiều so với thị trường thì đột nhiên có vị đại gia tìm đến bạn và hỏi mua chính mảnh đất đó với giá cao hơn rất nhiều so với giá bạn định mua và cọc cho bạn một số tiền để tạo tin tưởng.
Vậy là bạn sốt sắng chồng tiền mua mảnh đất đó không suy nghĩ với hy vọng có thể sang tên ngay cho vị đại gia để kiếm lời. Và cuối cùng bạn rơi vào cái bẫy của người bán và vị đại gia đồng bọn, mua mảnh đất có giá cao hơn nhiều so với thực tế, thậm chí còn bị vướng mắc về pháp lý.
Nên Làm Gì Khi Bị Lừa Đảo Mua Bán Nhà Đất?
Ngăn chặn hoạt động liên quan đến mua bán nhà đất
Khi sự việc đã rồi, tức là bạn đã bị lừa mua bán nhà đất thì việc đầu tiên nên làm là soạn một tờ đơn ngăn chặn hoạt động mua bán nhà đất đó nhằm tránh mọi việc trở nên phức tạp và rối rắm hơn khi có sự tham gia của bên thứ 3.
Đơn ngăn chặn hành vi mua bán nhà đất bạn cần gửi đến các cơ quan sau: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi có đất, các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố nơi có đất, văn phòng đăng ký đất đai Quận/huyện nơi có đất, UBND phường nơi có đất.
Mục đích của việc làm đơn là thông báo đến các cơ quan chức năng về tình trạng tranh chấp liên quan đến mua bán nhà đất. Kèm theo là bằng chứng của việc tranh chấp.
Đàm phán trực tiếp
Thực ra việc bị lừa không chỉ hẳn là lỗi của một bên, việc nhẹ dạ, cả tin, thiếu kiến thức về luật pháp chính là cơ hội để kẻ lừa đảo tận dụng. Nếu chẳng may là nạn nhân của lừa đảo mua bán nhà đất.
Hãy tìm cách thông báo cho đối tượng rằng bạn đã phát hiện ra hành vi và có biện pháp nhờ tới pháp luật can thiệp nhưng sẵn sàng đàm phán để giải quyết trong êm thấm để tránh rắc rối thêm cho hai bên. Biết đâu, bạn sẽ giải quyết được mọi chuyện một cách êm đẹp.
Khởi kiện, tố cáo đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất
Đây là con đường cuối cùng nếu không thể đàm phán hoặc đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất đã bỏ trốn. Bạn cần làm đơn tố cáo ra các cơ quan chức năng nhằm yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên hoặc các hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán liên quan.
Nếu có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của bộ luật hình sự, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố, điều tra vụ việc và có biện pháp đảm bảo quyền lợi cho bạn.
Đương nhiên bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc cũng như công sức để có thể lấy lại tài sản. Vì vậy hãy cố gắng cẩn thận trong mọi hoạt động mua bán nhà đất và luôn cập nhật cho mình kiến thức mới nhất để không bị lợi dụng và rơi vào tình huống bị lừa đảo mua bán nhà đất.