kỷ luật cảnh cáo là gì? kỷ luật cảnh cáo có mất chức không
Thông thường chúng ta hay nghe đến thuật ngữ kỷ luật cảnh cáo khi nào? Việc kỷ luật cảnh cáo áp dụng cho đối tượng nào và tại sao bị kỷ luật cảnh cáo? Có vô vàn câu hỏi liên quan đến khái niệm này, trước tiên để tìm hiểu những thông tin liên quan đến kỷ luật cảnh cáo hãy thử giải thích nghĩa của cụm từ kỷ luật cảnh cáo là gì nhé!
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
- Phương Vị Là Gì? Cách Chọn Phương Vị Trong Xây Nhà
- Những điều cần tránh phạm vào phong thủy nhà trọ
- Mô hình nhà trọ đẹp phổ biến nhất hiện nay
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
kỷ luật cảnh cáo là gì?
Đầu tiên, kỷ luật cảnh cáo là cụm từ được được ghép bởi 2 từ có nghĩa là kỷ luật và cảnh cáo. Kỷ luật có thể được hiểu đơn giản đó chính là tinh thần và ý chí của mọi người được tô luyện và rèn giũa một cách nghiêm túc và tỉ mỉ để tạo ra được một phẩm chất, một tính cách có tự chủ và làm theo nguyên tắc, quy định.
Việc có thể rèn luyện và tạo thói quen kỷ luật tốt sẽ giúp cho chính bản thân người đó dễ dàng trở nên tốt đẹp và hoàn hảo hơn, kỷ luật cũng tạo nên con người có ý chí, nghị lực, sự tập trung cao độ và luôn biết nghiêm túc, tập trung, cố gắng để đạt được mục tiêu. Một con người có kỷ luật tốt thì người đó chắc chắn sẽ dễ dàng đạt được thành công!
Còn cảnh cáo sẽ được hiểu là gì đây? Cảnh cáo ở đây được giải thích rất đơn giản và ngắn gọn đó là khi: Một người nào đó khi bị vi phạm kỉ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai và ở mức độ nhẹ thì người đó sẽ phải bị cảnh cáo và được hiểu là được truyền đạt báo cáo đến cho họ biết được rằng việc họ đã vi phạm kỉ luật ấy nếu còn tiếp diễn và tái phạm lần nữa thì khả năng cao sẽ phải gặp những biện pháp trừng trị hay xử phạt nặng nề thích đáng cho những lỗi lầm đó!
kỷ luật cảnh cáo có mất chức không
Theo đó, cán bộ, công chức sẽ bị hạn chế một số quyền, cụ thể:
Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định.
Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
hình thức kỷ luật khiển trách là gì
Khiển trách là Hình thức kỷ luật nhẹ nhất được quy định trong Bộ luật lao động, nội quy lao động của doanh nghiệp để xử lý người lao động vi phạm kỷ luật lao động.
- Khiển trách có thể áp dụng đối với cả công chức, viên chức, cán bộ nhà nước và các lao động hợp đồng.
- Người có thẩm quyền khiển trách là người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền.
- Việc khiển trách có thể bằng văn bản hoặc lời nói.
có mấy hình thức kỷ luật đảng
Các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.
Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên, cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức, đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên”.
Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ, bị tòa án tuyên phạt từ hình thức hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ.
Nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễm truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.
Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên khi xem xét đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật có thẩm quyền để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để chỉ xử lý về kỷ luật đảng.