Các Quy Định Nên Biết Về Luật Thừa Kế Tài Sản

Vấn đề thừa kế theo pháp luật là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Quy Định Về Thừa Kế

Vấn đề Thừa kế theo pháp luật được quy định và hướng dẫn cụ thể từ điều 674 đến điều 680 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:

luật thừa kế gia đình

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc

b) Di chúc không hợp pháp

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm:

  • Vợ
  • Chồng
  • Cha đẻ
  • Mẹ đẻ
  • Cha nuôi
  • Mẹ nuôi
  • Con đẻ
  • Con nuôi của người chết

Hàng thừa kế thứ hai gồm:

  • Ông nội
  • Bà nội
  • Ông ngoại
  • Bà ngoại
  • Anh ruột
  • Chị ruột
  • Em ruột của người chết
  • Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội
  • Bà nội
  • Ông ngoại
  • Bà ngoại

Hàng thừa kế thứ ba gồm:

  • Cụ nội
  • Cụ ngoại của người chết
  • Bác ruột
  • Chú ruột
  • Cậu ruột
  • Cô ruột, dì ruột của người chết
  • Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột
  • Chú ruột
  • Cô ruột
  • Dì ruột
  • Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Luật Thừa Kế Tài Sản Trong Gia Đình

Khi một người trong gia đình chết những người còn lại có quyền được hưởng thừa kế tài sản của người chết để lại, nếu người chết không để lại di chúc định đoạt cụ thể người hưởng di sản là ai và phần di sản được hưởng người được quyền thừa kế sẽ được xác định theo Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005 như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm:

  • vợ
  • chồng
  • cha đẻ
  • mẹ đẻ
  • cha nuôi
  • mẹ nuôi
  • con đẻ
  • con nuôi của người chết

Hàng thừa kế thứ hai gồm:

  • ông nội
  • bà nội
  • ông ngoại
  • bà ngoại
  • anh ruột
  • chị ruột
  • em ruột của người chết
  • cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội
  • bà nội
  • ông ngoại
  • bà ngoại

Hàng thừa kế thứ ba gồm:

  • cụ nội
  • cụ ngoại của người chết
  • bác ruột
  • chú ruột
  • cậu ruột
  • cô ruột
  • dì ruột của người chết
  • cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột
  • chú ruột
  • cậu ruột
  • cô ruột
  • dì ruột
  • chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội
  • cụ ngoại

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp con của người để lại di sản cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Đây là trường hợp thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ Luật Dân sự 2005:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước, hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng, nếu còn sống.

Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Đối với trường hợp người chết để lại di chúc, nhưng trong di chúc không cho những người trong gia đình, như con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động, được hưởng thì theo quy định tại Điều 669 Bộ Luật Dân sự họ vẫn được hưởng 2/3 một suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người có mối quan hệ phụ thuộc hoặc người mà người để lại di sản có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng. Điều 669 được quy định cụ thể như sau :

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
  • Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
TAGS
CHỦ ĐỀ BẠN ĐÁNG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Sau hơn 16 năm “đắp chiếu”, Hàng loạt tuyến đường sắp được đầu tư mở rộng tại cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn như (khu vực ngã tư Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ung Văn Khiêm – Đinh Bộ Lĩnh – Nguyễn Xí) đã được phê duyệt triển khai dự án trong năm tới.
Với nhu cầu làm việc và học tập, ngày càng có nhiều người lựa chọn di chuyển tới tỉnh hay các thành phố để thuận tiện khi làm việc hoặc sinh sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở nhà trọ một cách đầy...
Sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ là mục tiêu quan trọng nhất của rất nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ từ tỉnh lẻ vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng để sinh sống và làm việc. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao thì việc...
Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi năm.
Thị trường bất động sản đã đi được nửa chặng đường 2020 song đã đối mặt với rất nhiều biến động quan trọng, tác động lớn đến nhà phát triển, nhà đầu tư và khách hàng.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
TIN MỚI ĐĂNG