Những Lưu ý Quan Trọng Khi Đặt Cọc Tiền Mua Nhà
Trước khi quyết định mua hoặc đặt cọc thì người mua cần tìm hiểu rõ thông tin về nhà đất như bên chuyển nhượng có đủ điều kiện chuyển nhượng không, thông tin pháp lý về thửa đất như thế nào? Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, bạn phải nắm được một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch.
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
- Lý giải lịch sử và tên gọi Ngã 5 Chuồng Chó
- Maximax Cộng Hòa - Nơi không chỉ để mua sắm
- Cầu Công Lý - địa điểm gắn liền với người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
- Phương Vị Là Gì? Cách Chọn Phương Vị Trong Xây Nhà
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
- Những Lưu Ý Khi Đặt Cọc Tiền Mua Nhà
- Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà:
- Kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không:
- Kiểm tra xem ngôi nhà, mảnh đất có bị ngăn chặn giao dịch không:
- Trước khi ký hợp đồng đặt cọc cần kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan:
- Đặt Cọc Mua Nhà Bao Nhiêu Phần Trăm
- Những Việc Cần Làm Sau Khi Kí Giấy Đặt Cọc Mua Nhà
- Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Nhà
Những Lưu Ý Khi Đặt Cọc Tiền Mua Nhà
Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà:
Đối chiếu thông tin chủ nhà như tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân có trùng khớp với thông tin trên sổ đỏ/sổ hồng không. Xin photo sổ đỏ/sổ hồng và các giấy tờ pháp lý của chủ nhà để kiểm tra tại chính quyền địa phương sở tại, từ đó xác định chính xác chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.
Kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không:
Thông tin này có thể kiểm tra tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Ủy ban nhân dân Quận/Huyện nơi bất động sản tọa lạc.
Kiểm tra xem ngôi nhà, mảnh đất có bị ngăn chặn giao dịch không:
Hãy mang giấy photo chủ quyền nhà đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng để xác định chính xác tài sản có được giao dịch mua bán hay không. Một số căn nhà vướng các vụ kiện tụng về tranh chấp tài sản, kê biên thi hành án, thế chấp ngân hàng... sẽ bị ngăn chặn không ký hợp đồng mua bán công chứng được.
Trước khi ký hợp đồng đặt cọc cần kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan:
Thông tin nhân thân; địa chỉ nhà; số tờ; số thửa đất; bản đồ vị trí; giá mua; các đợt thanh toán; ngày bàn giao nhà, đất; thuế, lệ phí...
Khi ký hợp đồng đặt cọc phải có đủ vợ và chồng/chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.
Sau khi đã giao tiền cọc cho bên bán phải có biên bản xác nhận giao nhận tiền/tài sản đặt cọc hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng.
Đặt Cọc Mua Nhà Bao Nhiêu Phần Trăm
Theo quy định tại Điều 57 Luật Nhà ở 2014 về thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, thì việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng.
Những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản, nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà.
Công trình xây dựng cho khách hàng, trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
Những Việc Cần Làm Sau Khi Kí Giấy Đặt Cọc Mua Nhà
Nên sao y giấy đặt cọc mua nhà và những giấy tờ cần thiết thành nhiều bản để thuận tiện hơn cho các bước thủ tục hành chính.
Chuẩn bị tài chính, nếu phải vay ngân hàng nên liên lạc ngay để hỏi thủ tục ở các ngân hàng, nên lựa chọn ngân hàng cho vay tốt nhất phù hợp với điều kiện tài chính của mình.
Cuối cùng, cần giải quyết với người thuê trong trường hợp căn nhà đang có người thuê hiện tại.
Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Nhà
Khi mua bán nhà đất, một trong những việc đầu tiên là các bên ký hợp đồng đặt cọc. Đặt cọc là biện pháp bảo đảm để các bên thực hiện việc mua bán; để quá trình mua bán diễn ra thuận lợi. Dưới đây là mẫu và hướng dẫn viết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất: https://bit.ly/32lq9Bc