Vi Bằng Là Gì Mua Nhà Vi Bằng Nguy Cơ Nguy Hiểm
Mua đất, mua nhà vi bằng dù là hình thức trái pháp luật nhưng nhiều người vẫn bị sập bẫy của người bán. Có không ít gia đình phải dọn ra khỏi nhà vì chủ đất cầm cố, thế chấp tài sản và bị siết nhà. Vi bằng là gì? Mua nhà vi bằng có nguy cơ mất nhà như thế nào? Cùng Tnr Alo Nhà Trọ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Ngã tư Bốn Xã và những điều bạn chưa biết
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
- Pandora Trường Chinh Một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại TPH
- Maximax Cộng Hòa - Nơi không chỉ để mua sắm
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
Mua đất, mua nhà vi bằng dù là hình thức trái pháp luật nhưng nhiều người vẫn bị sập bẫy của người bán. Có không ít gia đình phải dọn ra khỏi nhà vì chủ đất cầm cố, thế chấp tài sản và bị siết nhà. Vi bằng là gì? Mua nhà vi bằng có nguy cơ mất nhà như thế nào? Cùng Alo Nhà Trọ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Vi Bằng Là Gì?
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.
Giá Trị Pháp Lý Của Vi Bằng Là Gì?
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Vi bằng nhà đất được Thừa phát lại lập giữa các bên chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, mua nhà, đất bằng vi bằng là hình thức lách luật, có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu xảy ra tranh chấp.
Hiện nay, nhiều văn phòng công chứng có Thừa phát lại cộng tác để lập vi bằng mua bán nhà đất giấy tay. Nên nhiều người nghĩ Văn phòng công chứng lập vi bằng, nhưng đó là hình thức gian lận của nhiều chủ nhà, chủ đất bất lương.
Hạn Chế Của Vi Bằng Là Gì?
Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP) quy định Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với:
- Các trường hợp thuộc thẫm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp, như: Giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất…
- Những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại…
- Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;
- Các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại và vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp.
Như vậy, vi bằng chỉ có giá trị ghi nhận hành động trao đổi, giao dịch tiền bạc chứ không chứng nhận quá trình mua bán tài sản. Do đó, nó không phải là cơ sở sang tên đổi chủ giữa hai bên.
Có Nên Mua Nhà Đất Chỉ Có Công Chứng Vi Bằng?
Có nhiều trường hợp người dân không đủ điều kiện kinh tế nên thường chỉ mua đất theo kiểu công chứng vi bằng, sổ hồng chung. Như vậy, sau này nếu xảy ra tranh chấp hoặc thu hồi đất và bồi thường thì người chịu thiệt sẽ là người mua. Các trường hợp lừa đảo như: Nhà ở đang thế chấp tại Ngân hàng, một ngôi nhà bán cho nhiều người, người thuê nhà mang đi bán….
Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà/ đất thì nên yêu cầu chủ đất tách thửa. Đồng thời đề nghị cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhưng đa phần những miếng đất này thường ko đủ để tách thửa. Chính vì vậy, người mua nên yêu cầu chủ đất điều chỉnh sổ hồng dưới hình thức sở hữu là sở hữu chung theo phần.
Nếu không được tách sổ hay không đứng tên chung trong sổ hồng, sau này nếu Nhà nước có quyết định thu hồi thì toàn bộ bồi thường sẽ chỉ đền bù cho người đứng tên trên GCNQSDĐ.
Hơn nữa, với các trường hợp xảy ra tranh chấp, do không xác định được quyền sở hữu nên không chứng minh được quyền sở hữu của bạn đối với nhà hay đất đã mua. Và có khả năng bên bán sẽ lấy lại được căn nhà.