Tín Dụng Bất Động Sản Là Gì Hoạt Động Ra Sao

Thị trường tín dụng bất động sản là một thị trường quan trọng cung cấp nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong các năm qua đã đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản.

Tín Dụng Bất Động Sản Là Gì

Tín dụng được định nghĩa rõ ràng là sự thể hiện cho mối quan hệ vay và cho vay. Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn người cho vay là ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính tín dụng nào đó. Sản phẩm vay có thể là hàng hóa hoặc tiền.

Mối quan hệ vay và cho vay này có những quy định và ràng buộc cụ thể như vay tín chấp hay vay thế chấp. Bên cạnh đó, tín dụng thì luôn gắn với lãi suất. Những khoản vay tín dụng đều được áp lãi suất theo quy định của bên cho vay mà người vay muốn vay phải chấp nhận thực hiện.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa bản thân ngân hàng, tổ chức tài chính với cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bản thân ngân hàng sẽ đứng ở cả 2 vị trí: cho vay và đi vay.

Tín Dụng Bất Động Sản Được Quy Định Như Thế Nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010, Tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh bất động sản được quy định như sau:

Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:

1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;

2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng;

3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 của Luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn về Tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh bất động sản. Để hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật các tổ chức tín dụng 2010. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Tại Sao Tổ Chức Tín Dụng Không Được Kinh Doanh Bất Động Sản?

Để tránh rủi ro thì luật chỉ cho phép tổ chức tín dụng chỉ được cho phép một pháp nhân vay tối đa 15% (hoặc 20% ) vốn tự có của Tổ chức Tín dụng.

Nếu họ kinh doanh Bất động sản thì họ "tự cho họ vay" không thể kiểm soát và rất nguy hiểm nên nói chung các TCTD không được kinh doanh ngành BĐS được.

Tóm lại Vì cả hoạt động ngân hàng và kinh doanh bất động sản đều là các hoạt động rủi ro rất cao. Chính vì thế để hạn chế rủi ro, khắc phục tổn thất, tránh gây bất ổn định thị trường nên pháp luật không cho phép kinh doanh BĐS

TAGS
CHỦ ĐỀ BẠN ĐÁNG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Sau hơn 16 năm “đắp chiếu”, Hàng loạt tuyến đường sắp được đầu tư mở rộng tại cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn như (khu vực ngã tư Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ung Văn Khiêm – Đinh Bộ Lĩnh – Nguyễn Xí) đã được phê duyệt triển khai dự án trong năm tới.
Với nhu cầu làm việc và học tập, ngày càng có nhiều người lựa chọn di chuyển tới tỉnh hay các thành phố để thuận tiện khi làm việc hoặc sinh sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở nhà trọ một cách đầy...
Sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ là mục tiêu quan trọng nhất của rất nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ từ tỉnh lẻ vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng để sinh sống và làm việc. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao thì việc...
Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi năm.
Thị trường bất động sản đã đi được nửa chặng đường 2020 song đã đối mặt với rất nhiều biến động quan trọng, tác động lớn đến nhà phát triển, nhà đầu tư và khách hàng.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
TIN MỚI ĐĂNG