Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Thuê Mặt Bằng Kinh Doanh
Thuê mặt bằng cần một hợp đồng mang tính pháp lý và có đầy đủ cơ sở để hai bên có thể căn cứ vào đó mà chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy cách làm thủ tục thuê mặt bằng kinh doanh như nào, cần lưu ý những gì khi thuê mặt bằng, cùng Alo Nhà Trọ tìm hiểu nhé.
- Nơi Nào Được Quyền Chứng Thực Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất
- Điều Kiện Thủ Tục Vay Thế Chấp Sổ Đỏ Ở Agribank
- Giải Đáp Chính Xác Mua Nhà Ở Mỹ Có Được Cấp Thẻ Xanh
- Xem Hướng Nhà Xấu Khi Chọn Hướng Nhà Ở
- Các Loại Phí Sang Tên Nhà Đất Mới Nhất Quy Định Thế Nào
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
Thủ tục thuê mặt bằng kinh doanh
Alo Nhà TRọ sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục cho thuê mặt bằng. Cùng xem để có được những lợi ích tuyệt vời nhất. Đồng thời, bảo vệ mình một cách hiệu quả nhé!
Những giấy tờ cần có
Để cho thuê được mặt bằng dùng trong việc kinh doanh, mọi người cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng minh nhân dân của người cho thuê.
- Giấy chứng minh thư nhân dân của người thuê mặt bằng.
- Sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mặt bằng tương ứng.
- Hợp đồng cho thuê mặt bằng với mẫu, thông tin hợp lệ.
Đối với những giấy tờ này, bạn nên chuẩn bị thêm bản sao có công chứng. Từ đó, giúp việc quản lý thông tin cũng như xử lý các thủ tục được đơn giản và dễ dàng hơn.
Làm hợp đồng cho thuê mặt bằng
Bạn cần có một hợp đồng thuê mặt bằng, bạn có thể rễ ràng dowloat trên mạng, hoặc mua tại trụ sợ cung cấp giấy chứng nhận thuê mặt bằng.
Công chứng hợp đồng
Sau khi đã thành lập hợp đồng và xem xét kỹ lưỡng, hai bên hãy góp ý để sửa đổi những điều khoản có bên trong bản hợp đồng đó. Cuối cùng, cần nhanh chóng mang hợp đồng cùng những hồ sơ nêu trên tới cơ quan có thẩm quyền để công chứng.
Đây chính là bước giúp giao dịch cho thuê nhà đất của bạn được coi là hợp pháp. Từ đó, được quản lý và bảo vệ trong những trường hợp cần thiết.
Xem thêm các bài viết của alonhatro:
Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh
Trong vấn đề ký kết hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, dù là thuê từ người quen hay người lạ thì bạn cũng cần đọc kỹ hợp đồng và chú ý đến những thông tin cơ bản như:
Tiền đặt cọc
Đây là thông tin khá quan trọng mà bạn nên chú ý đầu tiên để tránh “tiền mất tật mang” khi đi thuê mặt bằng kinh doanh. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu cọc trước 3 đến 6 tháng tiền thuê mặt bằng và sẽ trả lại sau khi kết thúc hợp đồng.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận bằng miệng hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý nếu xảy ra tranh chấp cho nên bạn cần chú ý kỹ trong hợp đồng có ghi rõ chủ nhà sẽ hoàn trả toàn bộ tiền cọc cho bạn khi hết hạn hợp đồng hay không và các điều khoản liên quan khiến việc hoàn trả tiền cọc bị hủy bỏ hoặc chỉ trả theo tỷ lệ cụ thể.
Giá thuê hàng tháng
Bạn nên xem kỹ trong hợp đồng có ghi cụ thể giá thuê mặt bằng kinh doanh hằng tháng hay không và khi tăng giá thì phải báo trước bao nhiêu tháng để tránh tình trạng lúc thỏa thuận thì đưa ra một giá còn khi ghi vào hợp đồng thì lại tăng giá vì nhiều lý do.
Đặc biệt, bạn nên chú ý xem xét mức giá đó có bao gồm tiền điện nước hay chưa và tiền điện nước bạn sẽ trả trực tiếp cho nhân viên thu phí hay phải gửi qua cho chủ nhà. Nếu gửi qua người cho thuê nhà thì họ phải có trách nhiệm đóng đầy đủ để không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.
Và trường hợp mất điện nước do chủ nhà không đóng tiền đầy đủ thì sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ra sao... tất cả đều phải được ghi rõ trong hợp đồng.
Diện tích thuê
Bạn nên đến tận nơi xem xét và đo đạc cụ thể mặt bằng kinh doanh để tránh bị chủ nhà lấn chiếm trong thời gian cho thuê.
Ngày bắt đầu thuê
Đây là thông số để xác định thời gian trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng và bạn nên hỏi xem thời gian này có khoảng “xê dịch” trong vòng mấy ngày, nếu nộp trễ hơn so với thời gian quy định thì có chịu các khoản phí phạt gì hay không.
Thời gian thuê
Bạn cần chú ý kỹ về vấn đề thời gian thuê và các điều khoản bồi thường cụ thể khi đơn phương hủy hợp đồng trước hạn để tránh tình trạng bị lấy lại mặt bằng khi đang kinh doanh mà không được bồi thường.
Bên cạnh đó, nhằm hạn chế việc phải đền hợp đồng, bạn nên chọn thời gian thuê ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng hoặc từ 6 tháng đến 1 năm nếu bạn kinh doanh các loại hình theo thời vụ.
Khoản tăng chi phí hàng năm
Đây là khoảng tăng giá thuê mỗi năm mà bạn nên thương lượng cụ thể với chủ nhà và áp con số cụ thể để đưa vào hợp đồng.
Tình trạng mặt bằng khi bàn giao
Trước khi nhận mặt bằng kinh doanh thì bạn nên kiểm tra kỹ các đường dây điện, hệ thống nước, đèn, tường, cửa... để đảm bảo rằng chúng vẫn dùng tốt nhằm tránh tình trạng phải bỏ ra thêm một phần tiền nữa để sửa chữa.
Và nên làm một bản trình bày tình trạng mặt bằng khi bàn giao với chữ ký xác nhận của cả hai bên để đính kèm vào hợp đồng.
Với những thông tin này, Alo Nhà TRọ đã giúp bạn hiểu hơn về việc cách làm hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh và cho thuê mặt bằng cũng như những thủ tục liên quan.
Xem thêm các dịch vụ của alonhatro: