Sổ Hồng Đồng Sở Hữu Là Gì Cần Lưu Ý Những Gì Quan Trọng
Đất đai, nhà ở là tài sản có giá trị lớn, thường xuyên xảy ra tranh chấp nên pháp luật quy định rất rõ ràng về những giấy tờ, trình tự, thủ tục cần thiết để tiến hành việc đăng ký quyền sở hữu.
- Đường vành đai là gì? Đường vành đai có Chức Năng Mục Đích Gì
- Những điều cần tránh phạm vào phong thủy nhà trọ
- Ngã tư Bốn Xã và những điều bạn chưa biết
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
- Phương Vị Là Gì? Cách Chọn Phương Vị Trong Xây Nhà
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
Sổ Hồng Đồng Sở Hữu Là Gì
Sổ hồng đồng sở hữu lại là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có bằng hoặc nhiều hơn 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái của chủ sở hữu.
Sổ hồng đồng sở hữu còn có tên gọi khác là sổ riêng chung thửa, sổ hồng chung.
Cả sổ hồng riêng và sổ hồng chung đều có giá trị pháp lý như nhau, được Nhà nước cấp và công nhận, áp dụng được mọi nơi trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo Nghị định Chính phủ ban hành số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Khi được cấp sổ hồng chung thì từng chủ sở hữu sẽ được cấp riêng 1 bản sổ hồng có giá trị tương tự nhau, không phải tập trung vào một cuốn duy nhất.
Điểm khác biệt chỉ ở chỗ tên người sở hữu, sổ của ai sẽ có tên người đó. Sổ chỉ ghi tổng diện tích. Việc từng chủ sở hữu có diện tích đất bao nhiêu sẽ tự làm biên bản thỏa thuận giữa các bên với nhau.
Thủ Tục Sang Tên Sổ Hồng Đồng Sở Hữu
Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn là giấy chứng nhận sử dụng đất đồng sở hữu cho nên nếu muốn thực hiện tách sổ thì phải được sự đồng ý của tất cả những người có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.
Khi đã có sự đồng ý của cả hai người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình bạn có thể làm thủ tục tách thửa và sang tên nhưng phải đáp ứng điều kiện đối với diện tích đất tối thiểu được tách thửa do UBND tỉnh quy định ở địa phương bạn quy định.
Thủ tục tách thửa và sang tên:
Đối với mẹ bạn muốn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bố bạn hoặc chị con bác của bạn phải lập hợp đồng chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất, sau đó công chứng hợp đồng đó tại tổ chức công chứng tại địa phương.
Để có thể thực hiện thủ tục tách thửa thì những người đồng sở hữu cử ra một người đại diện nộp hồ sơ đề nghị tách thửa cho văn phòng đăng ký đất đai.
Trình tự, thủ tục được quy định tại điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai như sau:
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Theo quy định tại khoản 4 điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ đề nghị tách thửa bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất
- Hợp đồng chuyển nhượng/ tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Các giấy tờ khác nếu văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu.
Quy định đồng sở hữu
Quy định của pháp luật hiện hành cho phép 2, 3 người được phép đứng tên trên sổ hồng nếu là đồng sở hữu. Về thủ tục cấp sổ hồng có từ 2 người cùng đứng tên cần phải có thêm giấy tờ chứng minh đó là tài sản chung.
- Sổ hồng có từ 2 người đứng tên trở lên
- 2 người đứng tên sổ hồng là vợ chồng
Khoản 1 Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về việc đăng ký quyền sở hữu sử dụng đối với tài sản chung phải ghi tên cả hai vợ chồng trên giấy chứng nhận.
Như vậy, theo quy định sẽ phải ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu nhà đất. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, nếu nhà đất là tài sản chung của hai vợ chồng, được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì phải ghi tên cả 2 vợ chồng trên sổ hồng nếu không có thỏa thuận khác.
- Những người đứng tên sổ hồng không có quan hệ vợ chồng
- Theo nguyên tắc, trong trường hợp này sẽ ghi tên các đồng sở hữu trên sổ hồng.
- Những giấy tờ cần thiết khi nhiều người cùng đứng tên sổ hồng
Nếu hai người đứng tên trên sổ hồng là vợ chồng thì cần các loại giấy tờ như sau:
- Sổ hộ khẩu
- Hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng của cả 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Các loại giấy tờ liên quan đến việc tặng, cho hoặc thừa kế chung.
Nếu các đồng sở hữu không phải là vợ chồng thì cần phải có những loại giấy tờ gồm:
- Giấy tờ mua bán nhà đất
- giấy tờ nhận chuyển nhượng
- tặng cho
- thừa kế nhà đất chung
Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bản thân, các thành viên đồng sở hữu nhà đất nên đến UBND cấp quận, huyện nơi có mảnh đất để nộp văn bản đề nghị ghi tên tất cả đồng sở hữu vào sổ hồng.