Giải Đáp Kinh Doanh Homestay Cần Bao Nhiêu Tiền
Ngày nay, homestay không đơn thuần là một loại hình lưu trú tại nhà dân bản địa khi đi du lịch nữa. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, loại hình lưu trú này có sự thay đổi về bản chất và trở thành một mô hình kinh doanh được đầu tư bài bản, rất được du khách ưa chuộng.
- Pandora Trường Chinh Một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại TPH
- Cầu Công Lý - địa điểm gắn liền với người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
- Theo Sách Cổ Chỉ Dẫn Cách Xem Thế Đất Xấu Tốt
- Mô hình nhà trọ đẹp phổ biến nhất hiện nay
- Những điều cần tránh phạm vào phong thủy nhà trọ
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
Kinh doanh homestay đang là ngành nghề cực hot hiện nay. Nhưng để ngồi nhàn, thu nhập đều đều hàng tháng thì các chủ nhà phải dành rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho đầu tư, tu sửa, xây dựng và marketing. Vậy, kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?
Vốn Kinh Doanh Homestay
Mặc dù kinh doanh homestay hiện nay đang rất hot, thu được lợi nhuận cao nhưng trước khi có thể “ung dung ngồi đếm tiền” thì chủ homestay phải tốn khá nhiều chi phí để đầu tư xây dựng, thiết kế.
Mỗi loại mô hình homestay đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Điều quan trọng là bạn phải xác định rõ mình muốn làm loại mô hình nào để dự trù chi phí cho phù hợp, tránh tình trạng vung tay quá trán, lời ít, lỗ nhiều.
Chi phí đầu tư homestay
Nếu quyết định chọn mua để đầu tư, chi phí phát sinh ban đầu sẽ rất lớn. Cụ thể giá nhà ở các trung tâm du lịch như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu … trung bình từ 3 – trên 5 tỷ "diện tích từ 50-75 mét vuông".
Nếu không đủ điều kiện về nhà sẵn có lẫn điều kiện về kinh tế để mua mới, bạn có thể xem xét đến việc chọn thuê. Hiện nay có một số loại hình phổ biến là thuê trọn ngôi nhà "thuê nguyên căn" và thuê từng phòng riêng lẻ.
Tùy mục đích đầu tư homestay như thế nào mà chúng ta sẽ chọn hình thức thuê cho phù hợp. Giá thuê trung bình dao động tầm 8 triệu – trên 12 triệu đồng / 80 ~ 100 mét vuông / tháng.
Chi phí cọc tối thiểu từ 2 tháng trở lên. Nếu thuê phòng chung cư có thể phát sinh thêm chi phí quản lý từ 10 – 13 ngàn / mét vuông. Trung bình sẽ là thêm 800 – 1,5 triệu / tháng.
Việc thuê như vậy giúp chúng ta giảm bớt gánh nặng về chi phí kinh doanh homestay phát sinh ban đầu. Tiết kiệm kinh phí để đầu tư cho các hạng mục quan trọng khác như cơ sở vật chất, nhân sự.
Tuy nhiên cần cẩn trọng xem lại hợp đồng khi thuê. Đề phòng những trường hợp chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Gây khó khăn và bất lợi cho việc kinh doanh.
Dự kiến chi phí kinh doanh homestay phát sinh ban đầu nếu thuê nhà / chung cư: 20 – 30 triệu đồng / tháng đầu.
Chi phí thiết kế nội ngoại thất
Homestay có điểm nhấn riêng sẽ thu hút khách hàng hơn, tạo được sự khác biệt và giúp bạn kinh doanh hiệu quả
Đơn giá thiết kế nội thất dao động trung bình từ 250 – 300 ngàn / mét vuông. Thiết kế ngoại thất dao động từ 150 – 220 ngàn / mét vuông.
Sai lầm Đầu tư thiết kế homestay quả thật không nên thiếu sót việc chăm chút cho vẻ ngoài của căn hộ. Dự kiến chi phí phát sinh để tút tát lại cho một căn homestay với diện tích tầm 100 mét vuông là vào khoảng 40 ~ 50 triệu.
Chi phí vật dụng nội thất
Ngoài ra thì chắc chắn việc xuất hiện chi phí phát sinh để mua sắm nội thất mới là không thể tránh khỏi.
Một gói nội thất cơ bản bao gồm những vật dụng thiết yếu như: Giường ngủ, tab cạnh giường, tủ quần áo, bàn ghế, bàn trà, sofa, giấy dán tường … dao động khoảng 30 – 40 triệu.
Chi phí kinh doanh homestay phát sinh dự kiến để hoàn thiện nội thất cho cả căn hộ, thêm cả tivi, tủ lạnh … vào khoảng gần 50 triệu đồng.
Chi phí PR, Marketing
Này phụ thuộc vào gia chủ, có kế hoạch làm marketing như nào để hiểu quả, trung bình phí cho quảng cáo thì ít nhất cũng tốt 1 tr/ ngày
Chi phí phát sinh cho nhân sự
Chi phí kinh doanh homestay phát sinh cho nhân sự vận hành homestay khoảng từ 6 – 9 triệu / người / tháng.
Chi phí khác
Ngoài ra bạn nên dự trù một khoản khoảng 1 – 2 triệu / tháng để có thể sửa chữa các hư hỏng hoặc chi cho những vấn đề phát sinh.