Điều 100 Luật Đất Đai Về Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận

Hiện nay, thủ tục xin cấp giấy sử dụng đát là một trong những thủ tục mà người dân khó thực hiện nhất. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhật theo luật 100 với các quy định từ điều kiện được cấp Sổ đỏ, hồ sơ, các bước thực hiện thủ tục.

Hướng Dẫn Điều 100 Luật Đất Đai

Căn cứ khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định về các loại giấy tờ cần thiết để xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho Hộ gia đình, cá nhân như sau:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp chưa có GCNQSDĐ hoặc một trong các giấy tờ trên thì làm thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật đất đai 2013 Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra.

Ví dụ: Như biên lai thu thuế đất, giấy tờ thuê mướn nhân công đào đất, giấy tờ chứng minh quá trình khai thác hưởng hoa lợi từ đất, người làm chứng nếucó.

Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp thông qua việc cơ quan có thẩm quyền

  • Đo đạc
  • Thẩm định tại chỗ
  • Vẽ sơ đồ thửa đất

Diện tích đất tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương, áp dụng đối với nơi chia đất theo nhân khẩu.

Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Chính sách ưu đãi người có công, bởi Nhà nước có quyền giao đất, công nhận QSDĐ.
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài những chứng cứ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn có thể căn cứ vào kết quả xác minh thực tế, biên bản hòa giải của xã, ấp, lời khai của các đương sự, giấy tờ giao dịch liên quan đến QSDĐ tự lập của các bên, khả năng sử dụng đất của các bên, kết quả giám định nếu có.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền được thực hiện như sau:

+ Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Xem Thêm: Trích Đo Địa Chính Là Gì Trình Tự Thủ Tục Ra Sao

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

TAGS
CHỦ ĐỀ BẠN ĐÁNG QUAN TÂM
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Sau hơn 16 năm “đắp chiếu”, Hàng loạt tuyến đường sắp được đầu tư mở rộng tại cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn như (khu vực ngã tư Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Ung Văn Khiêm – Đinh Bộ Lĩnh – Nguyễn Xí) đã được phê duyệt triển khai dự án trong năm tới.
Với nhu cầu làm việc và học tập, ngày càng có nhiều người lựa chọn di chuyển tới tỉnh hay các thành phố để thuận tiện khi làm việc hoặc sinh sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở nhà trọ một cách đầy...
Sở hữu một ngôi nhà hay một căn hộ là mục tiêu quan trọng nhất của rất nhiều gia đình, nhất là các gia đình trẻ từ tỉnh lẻ vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng để sinh sống và làm việc. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao thì việc...
Việt Nam hiện đang trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Dự kiến tăng trưởng kinh tế quốc gia giai đoạn 15 năm tới sẽ duy trì 7% mỗi năm.
Thị trường bất động sản đã đi được nửa chặng đường 2020 song đã đối mặt với rất nhiều biến động quan trọng, tác động lớn đến nhà phát triển, nhà đầu tư và khách hàng.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
TIN MỚI ĐĂNG