Lô Gia Là Gì Và Tiêu Chuẩn Thiết Kế Kiến Trúc Lô Gia
Khi đi mua nhà, hoặc khi tiến hành lên bản vẽ, bạn thường được các kiến trúc sư hoặc nhân viên tư vấn nhắc đến lô gia hoặc ban công. Vậy lô gia là gì? Vì sao ở nhà cao tầng nên xây lô gia? Alo Nhà Trọ sẽ giúp bạn có câu trả lời trong bài viết dưới đây!
- Thông Tin Quy Hoạch Hà Nội Mới Nhất Từ Năm 2024 - 2030
- Homestay Là Gì? Ở Homestay Có Điều Gì Thú Vị
- Điều Kiện Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai
- Phương Pháp Định Giá Nhà Đất Như Thế Nào Là Chuẩn Nhất
- Shophouse Là Gì Top 10 Shophouse Hot Nhất 2024
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
- Lô Gia Là Gì?
- Quy Định Về Thiết Kế Lô Gia Chung Cư
- Vật liệu xây dựng lo gia
- Yêu cầu cách nhiệt, chống thấm và thoát nước
- Diện tích lô gia
- Đặc Điểm Thiết Kế Lô Gia Là Gì?
- Ban Công Và Lô Gia Khác Nhau Như Thế Nào?
- Nên Mua Nhà Có Ban Công Hay Lô Gia?
- Ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu
- Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m
- Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên
Lô Gia Là Gì?
Lô gia tiếng Anh: Loggia, là phần được xây âm vào mặt bằng nhà, có lan can bảo vệ, có 3 mặt được tường vách che, và có cả mái che. Để dễ hình dung, bạn có thể ví logia như một hộc ngăn kéo, khi được kéo ra ngoài thì nó là ban công, còn bên trong thì nó là lô gia.
Tầm nhìn của thiết kế lô gia từ bên trong sẽ chỉ có một mặt trước, 2 hướng bên và cả phía trên đều được tường vách che chắn. Chính vì vậy, thiết kế lô gia rất an toàn.
Trong kiến trúc nhà ở hiện đại, đặc biệt là kiến trúc cao tầng, các kiến trúc sư thường khuyên dùng lô gia hơn ban công. Không gian này thường được dùng để nghỉ ngơi, gắn liền với phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt chung, hoặc cũng có thể dùng để phục vụ sinh hoạt (gắn liền với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.
Quy Định Về Thiết Kế Lô Gia Chung Cư
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 yêu cầu về thiết kế kiến trúc lô gia như sau:
- Lan can lô gia nhà cao từ 3 tầng trở lên phải làm bằng vật liệu không cháy.
- Lô gia không được lắp kính để sử dụng vào mục đích khác nhau.
- Đối với căn hộ không có lô gia, cần bố trí tối thiểu một cửa sổ có kích thước lỗ mở thông thủy không nhỏ hơn 600x600mm phục vụ cứu hộ, cứu nạn.
- Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lô gia. Lan can lô gia không được hở chân và phải có có chiều cao không thấp hơn 1,2m.
Vật liệu xây dựng lo gia
Khi xây dựng lô gia, chủ nhà chọn kết cấu sàn và lô gia cùng một lại vật liệu kết cấu chịu lực như sàn gỗ, thép, bê tông cốt thép…. để đảm bảo khả năng chịu lực tốt.
Yêu cầu cách nhiệt, chống thấm và thoát nước
Thông thường thì vật liệu vô cơ rời như xỉ than, bê tông bọt thường được dùng làm lớp cách nhiệt… Chiều dày của lớp cách nhiệt này phụ thuộc vào khả năng cách nhiệt của lớp giữ nhiệt.
Ngoài ra, các kiến trúc sư khuyên chủ nhà nên làm sàn lô gia bằng mái phẳng. Lớp cách nhiệt đặt trên lớp chịu lực hoặc treo vào lớp chịu lực.
Diện tích lô gia
Cho đến nay, diện tích lô gia cụ thể chưa được quy định bởi luật xây dựng nhà ở. Chính vì vậy, việc thiết kế lô gia rất đa dạng và phong phú về hình thức kiến trúc, vật liệu, kích thước. Thiết kế và diện tích lô gia sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận giữa khách hàng và đơn vị thi công.
Đặc Điểm Thiết Kế Lô Gia Là Gì?
Lô gia được xây âm vào trong mặt bằng nhà nên có độ an toàn cao. Ngoài ra, nó có khả năng chịu lực tốt hơn nhờ kết cấu vững chắc như sàn nhà. Hơn nữa, thiết kế lô gia có tuổi thọ cao nhờ được che chắn khỏi tác động của mưa, nắng.
Lô gia được sử dụng để phơi quần áo vào ban ngày, ban đêm còn có thể là không gian thư giản. Trong những ngày hè nóng nực, bạn cũng có thể biến nó thành phòng ngủ lý tưởng.
Bên cạnh một số ưu điểm kể trên, thiết kế lô gia cũng làm cho góc nhìn bị hạn chế. Hơn nữa nó cũng chiếm đi một phần diện tích sàn.
Ban Công Và Lô Gia Khác Nhau Như Thế Nào?
Trái ngược với lô gia, ban công là một loại kiến trúc không gian theo chiều ngang được nhô ra và nối liền với một bức tường trước 1 cánh cửa. Đặc biệt, ban công thường có gắn lan can an toàn.
Ban công thường được áp dụng cho ngôi nhà thấp tầng. Đối với kiến trúc cổ điển, ban công được trang trí thêm họa tiết như gờ, phào, chỉ một cách cầu kỳ. Phần lan can thường dùng thép uốn với họa tiết hoa văn tỉ mỉ. Nếu thiết kế hiện đại thì ban công sẽ được xây đơn giản hơn với cách phối màu phù hợp.
Lan can ban công thường có chiều cao từ 1.1m trở lên, khoảng cách giữa các thanh gióng lan can thường không quá 10cm.
Nên Mua Nhà Có Ban Công Hay Lô Gia?
Mặc dù thiết kế ban công có phần mở rộng hơn về tầm nhìn, tiết kiệm không gian bên trong căn hộ. Tuy nhiên, ban công lại rất bất tiện trong những ngày mưa, có thể khiến bạn bị trơn trượt, té ngã rất nguy hiểm.
Nếu bạn đang ở trong căn hộ chung cư thì nên sử dụng lô gia thay để đảm bảo an toàn cho gia đình và nâng cao tuổi thọ của thiết kế lô gia.
Với những thông tin về lô gia trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có lựa chọn hợp lý nhất cho việc xây dựng tổ ấm của mình.
Ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu
Ở các đô thị lớn, việc diện tích xây dựng hạn hẹp khiến người dân tìm mọi cách để đua ban công từ tầng 2 trở lên ra phần đất sử dụng chung. Vậy, việc đua ban công ra ngoài phần đất của mình có hợp pháp không ? Quy định ở văn bản nào.
Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quy chuẩn xây dựng Việt Nam thì những phần được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phải tuân thủ các quy định sau đây:
Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m
Mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên
Các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua... nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:
+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực.
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể. Bạn căn cứ vào các quy định nêu trên để thực hiện xây dựng.