Thủ Tục Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
Khi xảy ra tranh chấp đất đai thì có nhiều cách giải quyết như thỏa thuận, hòa giải, khởi kiện. Nhưng không ít người lựa chọn phương thức khởi kiện, vậy khỏi kiện cần những thủ tục quy trình như nào cùng alo nhà trọ tìm hiểu
- Phong thủy nhà trọ xấu nhất định phải tránh
- Jordan Là Đất Nước Nào? Vương Quốc Có Nhiều Điều Bí Ẩn
- Mô hình nhà trọ đẹp phổ biến nhất hiện nay
- Đường vành đai là gì? Đường vành đai có Chức Năng Mục Đích Gì
- Pandora Trường Chinh Một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại TPH
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
- Tranh Chấp Đất Đai Là Gì
- Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
- Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
- Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Hiện Nay
- Trong trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được
- Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết
Tranh Chấp Đất Đai Là Gì
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tuy nhiên, khái niệm này không rõ ràng, nên không ít người bị nhầm trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai dẫn tới việc áp dụng thủ tục hòa giải, khởi kiện sai quy định.
Theo đó, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất, gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất, mới là tranh chấp đất đai.
Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng, vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau.
Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.
- Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
- Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
- Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
- Nếu hồ sơ đủ:
- Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
- Sau đó tòa sẽ thụ lý.
Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Hiện Nay
Thông thường, khi phát sinh tranh chấp về đất đai, Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc xử lý tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Đây là phương án tối ưu nhất, việc tự thỏa thuận không chỉ nhanh chóng giải quyết vấn đề mà còn tiết kiệm thời gian, công sức của các bên.
Trong trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được
Nên gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Đặc biệt, đối với các loại tranh chấp đất đai, thì hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện.
Nếu không tiến hành hòa giải thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, theo đó, Tòa án sẽ trả đơn khởi kiện. Trong trường hợp hòa giải không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai – là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Xem Thêm: Điều Kiện Trình Tự Thủ Tục Cưỡng Chế Thu Hồi Đất
Vì đây là tranh chấp đất đai giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức nên căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp đất không mà đương sự không có Giấy chứng nhận hay giấy tờ và lựa chọn giải quyết tại Ủy ban.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết
Có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.